MỐI LIÊN QUAN GIỮA THỂ BỆNH VỚI LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ GIAI ĐOẠN BỆNH Ở BỆNH NHÂN ĐA U TUỶ XƯƠNG

Hà Văn Quang1, , Nguyễn Tuấn Thành2, Phạm Văn Hùng3
1 Bộ môn - Trung tâm Nội Dã chiến, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
2 Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
3 Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu mối liên quan giữa thể bệnh với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và giai đoạn bệnh ở bệnh nhân (BN) đa u tủy xương (ĐUTX). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang được thực hiện trên 98 BN được chẩn đoán ĐUTX tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01/2016 - 12/2024. Kết quả: Đa số BN mắc thể bệnh IgG (53,1%), tiếp theo là IgA (28,6%), chuỗi nhẹ (12,2%) và các thể bệnh khác (6,1%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các thể bệnh về giá trị trung vị của tuổi, số lượng bạch cầu, tiểu cầu, tỷ lệ plasmocyte trong tủy xương và nhóm nồng độ hemoglobin (p < 0,05). Tương tự, nồng độ albumin, Beta-2 Microglobulin (β2M) và Hệ thống phân loại Giai đoạn bệnh Quốc tế (international staging system: ISS) cũng có sự khác biệt theo thể bệnh với các giá trị p = 0,016; 0,039 và 0,04. Trong đó, tỷ lệ BN mắc IgA có albumin < 35 g/L cao nhất (85,7%), trong khi tỷ lệ BN có chuỗi nhẹ có albumin ≥ 35 g/L cao nhất (66,7%). Về giai đoạn bệnh theo phân loại của ISS, IgG phổ biến nhất ở giai đoạn II (57,7%), trong khi IgA chiếm tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn III (50%). Kết luận: Thể bệnh có liên quan đến tuổi, các chỉ số tế bào máu ngoại vi và giai đoạn bệnh ISS ở BN ĐUTX.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Brigle K, Rogers B. Pathobiology and diagnosis of multiple myeloma. Elsevier. 2017; 225-236.
2. Wang W, Zhang C-X, Li Z-L, et al. Detection of intracellular IgD using flow cytometry could be a novel and supplementary method to diagnose IgD multiple myeloma. BMC Cancer. 2018; 18:1-5.
3. Liu J, Hu X, Jia Y, et al. Clinical features and survival outcomes in IgD myeloma: A study by Asia Myeloma Network (AMN). Leukemia. 2021; 35(6):1797-1802.
4. Sirohi B, Powles R, Kulkarni S, et al. Comparison of new patients with Bence-Jones, IgG, and IgA myeloma receiving sequential therapy: The need to regard these immunologic subtypes as separate disease entities with specific prognostic criteria. Bone Marrow Transplantation. 2001; 28(1):29-37.
5. Bal S, Giri S, Godby KN, et al. Revisiting the impact of immunoglobulin isotypes in multiple myeloma. Annals of Hematology. 2022; 101(4):825-829.
6. Wang L, Jin F-Y, Li Y, S et al. IgA type multiple myeloma, clinical features, and prognosis. Chinese Medical Journal. 2018; 131(10):1249-1250.
7. Chu N-L, Zhang J-Y, Guo L, et al. Expression and clinical significance of IL-6, IL-10, TNF-α and β2-MG in multiple myeloma patients with different results of blood separation. Zhongguo shi yan xue ye xue za zhi. 2020; 28(5):1625-1630.
8. Argyropoulos CP, Chen SS, Ng Y-H, et al. Rediscovering beta-2 microglobulin as a biomarker across the spectrum of kidney diseases. Frontiers in Medicine. 2017; 4:73.
9. Sindhu ER, Das AY, Padmanabhan M, et al. Correlation of plasma cell percentage and monoclonal gammapathies with biochemical parameters in multiple myeloma patients: A retrospective study. Asian Pacific Journal of Cancer Care. 2023; 8(4):685-689.
10. Torres H, Martínez R, González J. Correlation between β2-microglobulin, grobulin levels & the number of plasmatic cells in patients with multiple myeloma. Int J Biomed Res Prac. 2021; 1(2):1-4.