NHẬN XÉT GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ TỔN THƯƠNG NÃO LÚC NHẬP VIỆN Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 105
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét giá trị tiên lượng của một số đặc điểm lâm sàng và tổn thương não thời điểm nhập viện ở bệnh nhân (BN) chấn thương sọ não (CTSN) nặng tại Bệnh viện Quân y 105. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập, tiến cứu trên 68 BN CTSN nặng điều trị tại Bệnh viện Quân y 105 từ tháng 4/2024 - 3/2025. Đánh giá lâm sàng và tổn thương não trên phim chụp cắt lớp vi tính (CLVT) thời điểm nhập viện. Theo dõi BN tới khi ra viện. Kết quả: Phần lớn BN trong độ tuổi từ 20 - 60 (60,3%), đa số là nam giới (76,47%) với tai nạn giao thông là nguyên nhân chủ yếu (79,4%). Tỷ lệ tử vong là 25%. Các đặc điểm lâm sàng gồm thang điểm Glasgow (glasgow coma scale - GCS) nhập viện, đồng tử giãn, thở máy; phẫu thuật sọ não và máu tụ ngoài màng cứng (NMC) trên phim CLVT có liên quan tới tỷ lệ tử vong với diện tích dưới đường cong (AUC) lần lượt là 0,85; 0,86; 0,66; 0,6 và 0,64. Điểm cắt tối ưu của GCS là 6,5 (độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là 88,4% và 76,5%). Kết luận: Điểm GCS và đồng tử giãn có giá trị tiên lượng tử vong cao nhất, với AUC của ROC lần lượt là 0,85 và 0,86. Tại điểm cắt, GCS là 6,5, độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 88,4% và 76,5%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chấn thương sọ não nặng, Tiên lượng tử vong, Đồng tử giãn, Thang điểm Glasgow
Tài liệu tham khảo
2. N Carney, AM Totten, C O'Reilly, et al. Guidelines for the management of severe traumatic brain injury, fourth edition. Neurosurgery. 2017; 80(1):6-15.
3. Nguyễn Đình Hiệp, Đỗ Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Hương và CS. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh học và kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não nặng tại Khoa Hồi sức Tích cực ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024; 2:240-244.
4. Bùi Huy Mạnh, Phan Văn Huy, Chu Thành Hưng, CS. Kết quả phẫu thuật mở nắp sọ giảm áp điều trị chấn thương sọ não nặng, nhận xét một số yếu tố liên quan. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2023; 168(7):115-123.
5. Dương Đại Hà, Dương Chạm Uyên. Kết quả điều trị và yếu tố tiên lượng nguy cơ tử vong của bệnh nhân chấn thương sọ não nặng tại Bệnh viện Việt Đức. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2014; 88(3):74-81.
6. PM Brennan, GD Murray, GM Teasdale. Simplifying the use of prognostic information in traumatic brain injury. Part 1: The GCS-Pupils score: An extended index of clinical severity. J Neurosurg. 2018; 128(6): 1612-1620.
7. Đặng Việt Hồng. Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và kết quả phẫu thuật điều trị máu tụ ngoài màng cứng tại Bệnh viện Quân y 105, Đề tài cơ sở. 2010.
8. P Gutowski, U Meier, V Rohde, et al. Clinical outcome of epidural hematoma treated surgically in the era of modern resuscitation and trauma care. World Neurosurg. 2018; 118:166-174.
9. Eghosa Morgan, Femi Bankole, Okezie Kanu, et al. Comparison of the predictive strength of total white blood cell count within 24 hours on the outcome of traumatic brain injury with Glasgow coma score and pupillary reactivity. Orient Journal of Medicine. 2018; 30(3-4):91-96.