ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ GIÁ TRỊ MỘT SỐ THÔNG SỐ VIÊM Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN MUỘN

Phạm Thị Kim Nhung1, , Phạm Xuân Đình1, Tạ Bá Thắng1, Đào Ngọc Bằng1, Nguyễn Thị Xuyến1, Đinh Ngọc Duy2
1 Bộ môn - Trung tâm Nội Hô hấp, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
2 Hệ 2, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các thông số viêm (NLR, PLR và SII) ở bệnh nhân (BN) ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) giai đoạn muộn. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 109 BN được chẩn đoán xác định UTPKTBN giai đoạn muộn (IIIB, IIIC, IV), điều trị nội trú tại Trung tâm Nội Hô hấp, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01/2019 - 9/2024. Kết quả: Tuổi trung bình mắc UTPKTBN là 65,43 ± 12,09, nam giới chiếm ưu thế. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là ho (86,33%) và đau ngực (53,33%). Các cơ quan thường di căn gồm màng phổi (42,20%), phổi đối bên (22,93%), ổ bụng (19,27%) và xương (18,35%). 79,82% BN ở giai đoạn IV, trong đó 75,23% là ung thư biểu mô tuyến. Trên phim chụp cắt lớp vi tính (CLVT) ngực, tổn thương phổ biến là bóng mờ dạng tròn (92/109) và tràn dịch màng phổi (50/109). Giá trị trung vị của NLR là 3,467 (khoảng từ 0,739 - 36,943), PLR và SII lần lượt là 166,379 và 981,167 (khoảng từ 35,494 - 1.127,027 và 232,214 - 14.831,676). Kết luận: BN UTPKTBN giai đoạn muộn chủ yếu là nam giới, tuổi cao, có triệu chứng lâm sàng đa dạng và thường là ung thư biểu mô tuyến. Các hình ảnh trên CLVT ngực thường gặp là bóng mờ tròn và tràn dịch màng phổi. Các chỉ số viêm NLR, PLR và SII có giá trị trung vị lần lượt là 3,467; 166,379 và 981,167.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Globocan. Latest global cancer data shows rising incidene and stark inequities. 2024.
2. Riely Gregory, J Wood, et al. Non-small cell lung cancer, version 4.2024, NCCN clinical practice guidelines in oncology. J Journal of the National Comprehensive Cancer Network. 2024; 22(4):249-274.
3. Coussens LM and Werb Z. Inflammation and cancer. Nature, 2002; 420(6917):860-867.
4. Nguyễn Thị Lan Anh. Nghiên cứu đặc điểm đột biến gen EGFR và mối liên quan với lâm sàng, cận lâm sàng ở BN ung thư phổi biểu mô. Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y. 2017.
5. Nguyễn Đức Nhơn, Nguyễn Hồng Phong. Nghiên cứu tình hình và một số yếu tố liên quan đến đột biến gen EGFR trên BN ung thư biểu mô tuyến nguyên phát của phổi tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ năm 2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023; 41:120-127.
6. Hoesel B and Schmid JA. The complexity of NF-κB signaling in inflammation and cancer. Mol Cancer. 2013; 12:86.
7. O'Brien SM, Klampatsa A, Thompson JC, et al. Function of human tumor-infiltrating lymphocytes in early-stage non-small cell lung cancer. Cancer Immunol Res. 2019; 7(6):896-909.
8. Shu L, Lin S, Zhou S, et al. Glycan-Lectin interactions between platelets and tumor cells drive hematogenous metastasis. Platelets. 2024; 35(1):2315037.
9. Tong YS, Tan J, Zhou XL, et al. Systemic immune-inflammation index predicting chemoradiation resistance and poor outcome in patients with stage III non-small cell lung cancer. J Transl Med. 2017; 15(1):221.
10. Huỳnh Đức Lê và CS. Nghiên cứu giá trị chỉ số NLR, PLR trong dự báo đáp ứng điều trị không tế bào nhỏ với phác đồ hóa chất có Platinum. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 519(2):296-301.