KẾT QUẢ GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC TỪ NĂM 2006 - 2023

Nguyen The Cuong1, Thị Thu Hương Man1, , Phan Hải An Hà2, Thị Thủy Nguyễn1, Quang Nghĩa Nguyễn1, Đức Hùng Dương1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Abstract

Mục tiêu: Báo cáo tổng kết kết quả ghép thận tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ năm 2006 - 2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả loạt ca bệnh trên 1.850 người bệnh (NB) ghép thận tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ năm 2006 - 2023. Kết quả: Từ năm 2006 - 2023, chúng tôi thực hiện ghép cho 1.850 trường hợp (TH), chủ yếu là từ người hiến sống (90%), từ người hiến chết não là 185 TH (10%). Tỷ lệ sống sau ghép 5 năm đạt trên 98,9%, sau 10 năm là 95,7%. Tỷ lệ NB có kháng thể kháng HLA trong huyết thanh là 15,3%, trong đó có 20,3% người nhận có kháng thể kháng trực tiếp người hiến (DSA). Có 24,8% NB mắc viêm gan trước ghép thận. Về điều trị dẫn nhập, 51,8% NB sử dụng Baxiliximab. Về phác đồ thuốc ức chế miễn dịch duy trì, 94,5% NB sử dụng phác đồ có tacrolimus + Mycophelonate acid (MPA)/Mycophelanate mofeti (MMF). Tỷ lệ các biến chứng nhiễm trùng sau ghép: Nhiễm BK máu 12,3%, nhiễm CMV máu 6,2%, nhiễm trùng hô hấp 12,1%, nhiễm khuẩn tiết niệu 12,4%... Kết luận: Phương pháp điều trị hiệu quả, tuy nhiên tỷ lệ biến chứng nhiễm trùng và đái tháo đường sau ghép vẫn là một thách thức lớn.

Article Details

References

1. Thái Minh Sâm, Hoàng Khắc Chuẩn và cộng sự. Kết quả 30 năm ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy (1992 - 2022), Tạp chí Y học Lâm sàng. 2023.
2. Bùi Văn Mạnh. Kết quả bước đầu ghép thận từ người sống hiến tạng không cùng huyết thống tại Bệnh viện Quân y 103. Tạp chí Y Dược học Quân sự. 2012; 7.
3. Pérez-Flores I, Skhángago JL, Calvo-Romero N, Barrientos-Guzmán A, Sánchez-Fructuoso AI. Different impact of pretransplant anti-HLA antibodies detected by luminex in highly sensitized renal transplanted patients. BioMed Research International. 2013; Article ID 738404:1-5.
4. Campos ÉF, Tedesco-Silva H, Machado PG, Franco M, Medina-Pestana, Gerbase-DeLima M. Post-Transplant Anti-HLA Class II Antibodies as Risk Factor for late kidney allograft failure. American Journal of Transplantation. 2006; (6):2316-2320.
5. Jamilya Saparbay, Mels Assykbayev, et al. Desensitization in kidney transplantation: Review. J Clin Med Kaz. 2021; 18(6):32-34.
6. David W, Gjerstone, Michael Cecka. Living unrelated donor kidney transplantation. Kidney International. 2000; 58:491-499.
7. Đỗ Tất Cường, Bùi Văn Mạnh. Nghiên cứu chức năng thận ghép và một số biến chứng thường gặp sau ghép thận. Tạp chí Y Dược học Quân sự. 2009; 34(3):30-35.
8. S Adibul Hasan, S A Anwar, et al. Renal transplantation in developing countries. Kidney International. 2003; 63(83):96-100.
9. Maruhum Bonar H Marbun, Endang Susalit, et al. Long-term outcomes and prognostic factors in kidney transplant recipients in Jakarta, Indonesia: A cohort study. 2020.
10. Pyart R, Evans KM, Steenkamp R, et al. The 21st UK Renal Registry annual report: A summary of analyses of adult data in 2017. Nephron. 2020; 144:59-66.