ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐOẠN ĐẠI TRỰC TRÀNG NỐI MÁY ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A

Trịnh Đình Hiệp, Đỗ Sơn Hải , Lê Thanh Hoàng, Nguyễn Thị Diệu Liên, Tống Thọ Thắng, Hồ Chí Thanh

Main Article Content

Abstract

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt đoạn đại trực tràng nối máy trong điều trị ung thư trực tràng (UTTT) tại Bệnh viện Quân y 7A, Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 54 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định UTTT và điều trị bằng PTNS cắt đoạn đại trực tràng nối máy từ tháng 02/2018 - 02/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của BN là 55,6 ± 9,3, tỷ lệ nam/nữ là 1,84. Giai đoạn ung thư theo TNM: Chủ yếu ở giai đoạn II và giai đoạn III (đều 44,4%). Tỷ lệ thành công của PTNS là 88,9%, chuyển mổ mở là 11,1%. Vị trí cắt trên khối u trung bình 13,2 ± 2,8 cm, dưới khối u trung bình 3,9 ± 1,1 cm. Tỷ lệ gặp tai biến trong mổ là 5,6%. Thời gian phẫu thuật trung bình 209,9 ± 43,8 phút. Thời gian trung tiện trung bình 3,43 ± 0,64 ngày. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình 15,25 ± 6,3 ngày. Tỷ lệ BN có biến chứng sớm sau mổ là 7,4%. Tiền sử mổ bụng, vị trí và giai đoạn ung thư có liên quan đến kết quả phẫu thuật (p < 0,05). Kết luận: PTNS cắt đoạn đại trực tràng - nối máy là một phẫu thuật an toàn, khả thi và hiệu quả trong điều trị UTTT với tỷ lệ thành công cao (88,9%), tỷ lệ tai biến trong mổ và biến chứng sớm sau mổ thấp (5,6% và 7,4%). Tỷ lệ thành công của PTNS phụ thuộc vào tiền sử mổ bụng, vị trí và giai đoạn của ung thư.

Article Details

References

1. Võ Tấn Long, Nguyễn Minh Hải, Lâm Việt Trung (2011). Kết quả sớm của PTNS cắt đoạn đại trực tràng nối máy so với mổ mở trong điều trị UTTT. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; tập 15, phụ bản số 1.
2. Noblett S.E., Horgan A.F. (2007). Aprospective case-matched comparison of clinical and financial outcomes of open versus laparoscopic colorectal resection. Surg Endosc; 21:404-408.
3. Mai Đức Hùng (2012). Đánh giá kết quả PTNS cắt trước thấp nối máy điều trị UTTT. Tạp chí Y - Dược học Quân sự; 1: 1-7.
4. Mai Đình Điểu (2014). Nghiên cứu ứng dụng PTNS trong điều trị UTTT. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Dược Huế.
5. Cong J.C., et al. (2014). Laparoscopic intersphincteric resection for low rectal cancer: Comparison of stapled and manual coloanal anastomosis. Colorectal Dis; 16(5): 353-358.
6. Zihai Ding, Zeng Wang, et al. (2017). Conparison of laparoscopic vs. open surgery for rectal cancer. Surg Endosc; 11(3): 1078-1082.
7. Barlehner E., et al. (2005). Laparoscopic resection for rectal cancer: Outcomes in 194 patients and review of the literature. Surg Endosc; 19(6): 757-766.
8. Allaix M.E., et al. (2016). Conversion of laparoscopic colorectal resection for cancer: What is the impact on short-term outcomes and survival?. World J Gastroenterol; 22(37): 8304-8313.
9. Hrora A., et al. (2017). Risk factors for conversion and morbidity during initial experience in laparoscopic proctectomies: A retrospective study. Indian J Surg; 79(2): 90-95.
10. Van der Pas Mhgm, et al. (2017). Conversions in laparoscopic surgery for rectal cancer. Surg Endosc; 31(5): 2263-2270.
11. Young-Fadok T.M, Fanelli R.D, Price R.R, et al. (2007). Laparoscopic resection of curable colon and rectal cancer: An evdence-based review. Surg Endosc; 21: 1063-1068.
12. Chen W., et al. (2016). Factors predicting difficulty of laparoscopic low anterior resection for rectal cancer with total mesorectal excision and double stapling technique. PLoS One; 11(3): e0151773.
13. Sartori C.A., D’Annibale A., Cutini G., et al (2007). Laparoscopic surgery for colorectal cancer: Clinical practice guidelines of the Italian Society of ColoRectal Surgery. Tech Coloproctol; 11: 97-104.