ĐIỂM VÔI HÓA VÀ HẸP MẠCH VÀNH TRÊN HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 256 DÃY Ở BỆNH NHÂN ĐAU THẮT NGỰC
Main Article Content
Abstract
Mục tiêu: Nghiên cứu điểm vôi hóa (ĐVH) và hẹp mạch vành (HMV) trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 256 dãy (CLVT-256) ở bệnh nhân (BN) đau ngực. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 248 BN đau ngực được chụp CLVT-256 mạch vành tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 02 - 7/2021. Kết quả: Tổng số 248 BN (125 nam giới và 123 nữ giới); tỷ lệ nam giới : nữ giới là 1:1. Tuổi trung bình của BN là 68 ± 11,8 tuổi (từ 39 - 95 tuổi). Vôi hóa mạch vành (VHMV) ở 75 nam giới (61%) là và 68 nữ giới (54,4%) (p = 0,29). Trong đó, VHMV, ĐVH của nam giới (TV:152, TPV: 370) cao hơn so với nữ giới (TV: 75,5, TPV: 213) (p = 0,04). Tuổi trung vị (TV) của nhóm HMV > 50% (TV: 73; TPV: 11) là cao hơn so với nhóm HMV < 50% (TV: 67; TPV:19) (p < 0,01). Mặt khác, nhóm tuổi > 60 có tỷ suất chênh mắc hẹp ³ 50% cao gấp 5,9 lần (95%CI: 1,7 - 19,9; p < 0,01) nhóm £ 60 tuổi. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thấy sự khác biệt có ý nghĩa về ĐVH của nhóm HMV < 50% (TV:1; TPV: 65) so với nhóm HMV ³ 50% (TV: 388; TPV: 472) (p < 0,01). Nhóm có VHMV có tỷ suất chênh mắc hẹp ³ 50% cao gấp 6,7 lần (95%CI: 2,5 - 17,8; p < 0,01) nhóm không có VHMV, đồng thời, nhóm VHMV nặng (> 400 điểm) có tỷ xuất chênh mắc hẹp ³ 50% cao gấp 20,9 lần BN có vôi hóa ít hoặc không vôi hóa (95%CI: 8,4 - 51,9; p < 0,01). Đường cong ROC về khả năng dự báo của ĐVH Agatson và mức độ hẹp ³ 50% có diện tích dưới đường cong là 0,844 và ĐVH cut-off là 134 điểm với Sn = 78% và Sp = 85,5%. Kết luận: Tuổi cao, nam giới và điểm Agatson cao là những yếu tố tương quan thuận chiều với hẹp mạch vành mức độ nặng.
Article Details
Keywords
Điểm Agatson, Chụp cắt lớp vi tính, Điểm vôi hóa mạch vành, Hẹp mạch vành
References
2. Nieman K., Galema T. W., Neefjes L. A. et al (2009). Comparison of the value of coronary calcium detection to computed tomographic angiography and exercise testing in patients with chest pain. Am J Cardiol; 104(11): 1499-1504.
3. Rubinshtein R., Gaspar T., Halon D. A. et al (2007). Prevalence and extent of obstructive coronary artery disease in patients with zero or low 80 calcium score undergoing 64-slice cardiac multidetector computed tomography for evaluation of a chest pain syndrome. Am J Cardiol; 99(4): 472-5.
4. Hussain A., Ballantyne C. M. and Nambi V. (2020). Zero Coronary Artery Calcium Score. Circulation; 142(10): 917-919.
5. McClelland R. L., Chung H., Detrano R. et al (2006). Distribution of coronary artery calcium by race, gender, and age: Results from the Multi-Ethnic Study of Atherosclerosis (MESA). Circulation; 113(1): 30-37.
6. Allison M.A. and Wright C.M. (2005). Age and gender are the strongest clinical correlates of prevalent coronary calcification (R1). International Journal of Cardiology; 98(2): 325-330.
7. Henein M.Y., Bengrid T., Nicoll R. et al. (2017). Coronary calcification compromises myocardial perfusion irrespective of luminal stenosis. Int J Cardiol Heart Vasc; 14: 41-45.
8. Schuhbaeck A., Schmid J., Zimmer T. et al (2016). Influence of the coronary calcium score on the ability to rule out coronary artery stenoses by coronary CT angiography in patients with suspected coronary artery disease. Journal of Cardiovascular Computed Tomography; 10(5): 343-350.