To evaluate knowledge changing of military doctors after training on medical response in disasters.
Main Article Content
Abstract
Mục tiêu: Đánh giá thay đổi kiến thức của bác sỹ quân y về đáp ứng y tế trong thảm họa và so sánh, phân tích một số yếu tố liên quan sau tập huấn từ ngày 24 - 27/7/2024 tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, Học viện Quân y. Phương pháp nghiên cứu: So sánh, đánh giá kết quả trước và sau tập huấn bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế sẵn trên 70 bác sỹ quân y các tuyến tham gia lớp tập huấn về đáp ứng y tế trong thảm họa. Kết quả: Phần lớn các bác sỹ chưa được tập huấn về y học thảm họa (88,57%). Kiến thức tổng hợp của các học viên tăng đáng kể sau tập huấn (70,71 ± 8,71% so với 86,28 ± 8,56%; p < 0,01). Tuy nhiên, kiến thức về đội cấp cứu và phân loại nạn nhân thảm họa vẫn ở mức thấp (21,43% và 24,29%). Thay đổi kiến thức được ghi nhận nhiều hơn ở nhóm bác sỹ trẻ < 40 tuổi (88,33% so với 82,36%; p < 0,05). Kết luận: Kiến thức về đáp ứng y tế trong thảm hoạ của học viên tăng đáng kể sau tập huấn; tỷ lệ trả lời đúng kiến thức về đáp ứng y tế trong thảm họa đều cải thiện ở nhiều nhóm nội dung. Không có sự khác biệt về kiến thức của các nhóm học viên về vị trí công tác, trình độ học vấn và đã được tập huấn hay chưa tập huấn. Tuy nhiên, thay đổi kiến thức được ghi nhận nhiều hơn đáng kể ở nhóm bác sỹ trẻ.
Article Details
Keywords
Natural disaster, , knowledge, military physician
References
2. Chu Tiến Cường. Nghiên cứu mô hình tổ chức và phương pháp cứu chữa, vận chuyển nạn nhân tuyến trước bệnh viện trong một số thảm họa thường gặp. Đề tài cấp Bộ Quốc phòng. Hà Nội. 2006.
3. Parra Cotanda C, Rebordosa Martínez M, Trenchs Sainz de la Maza V, Luaces Cubells C. Impacto de un programa de formación de catástrofes en el personal sanitario. An Pediatr (Barc). 2016; 85:149-154.
4. Hermann S, Gerstner J, Weiss F et al. Presentation and evaluation of a modern course in disaster medicine and humanitarian assistance for medical students. BMC Med Educ. 2021; 21:610.
5. Castro Delgado R, Fernández García L, Cernuda Martínez JA, et al. Training of medical students for mass casualty incidents using table-top gamification. Disaster Medicine and Public Health Preparedness. 2023; 17:e255.
6. Kua Phek Hui J, Allen JC, Mok WL. Attitude of first aid for paediatric burns: Pilot survey of developed city state. Burns. 2016; 42(4):926-937.
7. Lam NN, Huong HTX, Tuan CA. Preparation for major burns incidents: Evaluation of continuing medical education training courses for professionals. Ann Burns Fire Disasters. 2018; 31(4):322-328.
8. Kaim A, Bodas M, Camacho NA, et al. Enhancing disaster response of emergency medical teams through “TEAMS 3.0” training package. Does the multidisciplinary intervention make a difference? Front. Public Health. 2023; 11:1150030.
9. Kim CH, Shin SD, Park JO, et al. The effects of a community-based disaster drill of simulating Disaster Medical Assistance Team (DMAT) on the knowledge and attitudes. Ulus Travma Acil Cerrahi Derg. 2021; 27:174-179.
10. Vincent DS, Berg BW, Ikegami K. Mass-casualty triage training for international healthcare workers in the asia-pacific region using manikin-based simulations. Prehospital and Disaster Medicine. 2009; 24(3):206-213.