PHÂN TẦNG NGUY CƠ TIÊN LƯỢNG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN VÚ XÂM NHẬP

Nguyễn Thị Minh Thức1, , Nguyễn Văn Chủ2, Lê Đình Roanh3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K Trung ương
3 Trung tâm phát hiện sớm ung thư Credca

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhóm nguy cơ theo St Gallen và mối liên quan với tỷ lệ sống còn trong ung thư biểu mô tuyến vú (UTBMTV). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả được thực hiện trên 300 bệnh nhân (BN) UTBMTV xâm nhập tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K Trung ương từ ngày 01/01/2017 - 31/6/2019 và được theo dõi đến 31/6/2024. BN được phân tầng nguy cơ theo St Gallen. Phân tích Kaplan-Meier và mô hình hồi quy Cox được thực hiện để đánh giá sống còn. Kết quả: Tỷ lệ các nhóm nguy cơ lần lượt là: Nguy cơ thấp (LR) - 12,3%, nguy cơ trung bình (IR) gồm IR1 - 60,3% và IR2 - 7%, nguy cơ cao (HR) gồm HR1 - 9% và HR2 - 11,3%. Trong các nhóm nguy cơ, tỷ lệ BN sống thêm toàn bộ 5 năm (OS) lần lượt là LR - 100%, IR - 93,6%, HR - 78,7% và tỷ lệ BN sống thêm không bệnh 5 năm (DFS) tương ứng là LR - 100%, IR - 93,1%, HR - 88,5%. Đường cong OS và DFS có sự khác biệt giữa ba nhóm nguy cơ (p < 0,05). Phân nhóm IR1 và IR2 có sự khác biệt về OS (p = 0,009) nhưng không khác biệt về DFS (p = 0,114). Phân nhóm HR1 và HR2 không có sự khác biệt về OS và DFS (pOS = 0,078, pDFS = 0,246). Kết luận: Phân tầng nguy cơ St Gallen (2007) cung cấp thông tin dự báo tiên lượng BN UTBMTV.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ji P, Gong Y, Jin ML, Hu X, Di GH, Shao ZM. The burden and trends of breast cancer from 1990 to 2017 at the global, regional, and national levels: Results from the global burden of disease study 2017. Front Oncol. 2020; 10:650. DOI:10.3389/fonc.2020.00650.
2. Li YH, Wang XY, Shen JW, et al. Clinical factors affecting the long-term survival of breast cancer patients. J Int Med Res. 2023; 51(3):03000605231164004. DOI:10.1177/03000605231164004.
3. Goldhirsch A, Wood WC, Gelber RD, et al. Progress and promise: Highlights of the international expert consensus on the primary therapy of early breast cancer 2007. Ann Oncol. 2007; 18(7):1133-1144. DOI:10.1093/ annonc/mdm271.
4. Arriagada R, Le MG, Dunant A, Tubiana M, Contesso G. Twenty-five years of follow-up in patients with operable breast carcinoma: Correlation between clinicopathologic factors and the risk of death in each 5-year period. Cancer. 2006; 106(4):743-750. DOI:10.1002/cncr.21659.
5. Carter CL, Allen C, Henson DE. Relation of tumor size, lymph node status, and survival in 24,740 breast cancer cases. Cancer. 1989; 63(1):181-187. DOI:10.1002/1097-0142.
6. Weiss RB, Woolf SH, Demakos E, et al. Natural history of more than 20 years of node-positive primary breast carcinoma treated with cyclophosphamide, methotrexate, and fluorouracil-based adjuvant chemotherapy: A study by the Cancer and Leukemia Group B. J Clin Oncol. 2003; 21(9):1825-1835. DOI:10.1200/ JCO.2003.09.006.
7. D’Eredita’ G, Giardina C, Martellotta M, Natale T, Ferrarese F. Prognostic factors in breast cancer: The predictive value of the Nottingham Prognostic Index in patients with a long-term follow-up that were treated in a single institution. Eur J Cancer. 2001;37(5):591-596. DOI:10.1016/s0959- 8049(00)00435-4.
8. Iwamoto E, Fukutomi T, Akashi-Tanaka S. Validation and problems of St-Gallen recommendations of adjuvant therapy for node-negative invasive breast cancer in Japanese patients. Jpn J Clin Oncol. 2001; 31(6):259-262. DOI:10.1093/jjco/hye056.
9. Peiris H, Mudduwa L, Thalagala N, Jayatilake K. Validity of St Gallen risk categories in prognostication of breast cancer patients in Southern Sri Lanka. BMC Women’s Health. 2018; 18(1):30. DOI:10.1186/s12905-018-0524-1
10. Bauer K, Parise C, Caggiano V. Use of ER/PR/HER2 subtypes in conjunction with the 2007 St Gallen Consensus Statement for early breast cancer. BMC Cancer. 2010; 10:228. DOI:10.1186/1471-2407-10-228.