ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA LỌC MÁU LIÊN TỤC BẰNG MÀNG LỌC HẤP PHỤ TRONG ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM KHUẨN TRÊN BỆNH NHÂN BỎNG NẶNG

Ngô Tuấn Hưng1,2, , Nguyễn Như Lâm1,2, Nguyễn Hải An1,2, Trần Đình Hùng1,2
1 Bộ môn Bỏng và Y học Thảm họa, Học viện Quân y
2 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp lọc máu liên tục (LMLT) bằng màng lọc hấp phụ (hemofiltration - HFA) trong điều trị sốc nhiễm khuẩn (SNK) trên bệnh nhân (BN) bỏng nặng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp trên 55 đợt SNK ở 38 BN bỏng nặng (16 - 60 tuổi) được LMLT bằng màng lọc hấp phụ (màng oXiris), điều trị tại Khoa Hồi sức Cấp cứu (HSCC), Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 01/2023 - 6/2024. Các thời điểm nghiên cứu: Lúc chẩn đoán SNK (T1), thời điểm LMLT (T2), sau 6 giờ LMLT (T3), 12 giờ LMLT (T4), 24 giờ LMLT (T5) và 48 giờ LMLT (T6). Kết quả: Tỷ lệ tử vong là 60,53%. Trong 55 đợt SNK có 36 đợt thoát sốc (65,45%). Trong quá trình LMLT, điểm SOFA (T2: 8 (7 - 9), T4: 7 (6 - 8), T5: 6 (5 - 8), T6: 5 (2 - 8), p < 0,001), thang điểm trợ tim - vận mạch (VIS) (T2: 30 (20 - 50), T3: 20 (15 - 40), T4: 15 (10 - 30), T5: 5 (3 - 30), T6: 0 (0 - 20), p < 0,001) và nồng độ lactate máu động mạch (T1: 2,6 (2,3 - 3,4) mmol/L, T3: 1,9 (1,3 - 2,6) mmol/L, T4: 1,9 (1,2 - 2,4) mmol/L, T5: 1,8 (1,3 - 2,5) mmol/L, T6: 1,8 (1,3 - 2,5) mmol/L, p < 0,001) giảm có ý nghĩa. Kết luận: LMLT bằng màng lọc hấp phụ làm giảm có ý nghĩa điểm SOFA, VIS và nồng độ lactate máu. Tỷ lệ tử vong ở BN bỏng có SNK là 60,53%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bottiroli M, Monti G, Pinciroli R, et al. Prevalence and clinical significance of early high endotoxin activity in septic shock: An observational study. Journal of critical care. 2018; 41: 124-129.
2. Adamik B, Zielinski S, Smiechowicz J, et al. Endotoxin elimination in patients with septic shock: An observation study. Archivum immunologiae et therapiae experimentalis. 2015; 63(6):475-483.
3. Wang G, He Y, Guo Q, et al. Continuous renal replacement therapy with the adsorptive oXiris filter may be associated with the lower 28-day mortality in sepsis: A systematic review and meta-analysis. Critical Care. 2023; 27(1):275.
4. Turani F, Martini S. Extracorporeal blood purification with the oxiris membrane in septic shock. Management of Shock-Recent Advances, IntechOpen. 2022; 4.
5. Singer M, Deutschman CS, Seymour CW, et al. The third international consensus definitions for sepsis and septic shock (sepsis-3). JAMA. 2016; 315(8):801-810.
6. İnotropik V. The use of vasoactive-inotropic score in adult patients with septic shock in intensive care. Yoğun Bakım Derg. 2019; 10(1): 23-30.
7. Lumlertgul N, Srisawat N. The haemodynamic effects of oXiris haemofilter in septic shock patients requiring renal support: A single-centre experience. The International journal of artificial organs. 2021; 44(1):17-24.
8. Fang Q, Qiqiang L, Man H. Treatment of sepsis-associated acute kidney injury in severely burned patients using oXiris® Enhanced blood purification protocol: A single-center study. Chin J Emerg Med. 2020; 29(12):1572-1576.
9. Mariano F, Greco D, Depetris N, et al. CytoSorb® in burn patients with septic shock and acute kidney injury on continuous kidney replacement therapy was associated with improved clinical outcome and survival. Burns. 2024; 50(5):1213-1222.
10. Mariano F, Depetris N, Malvasio V, et al. Coupled-plasma filtration and adsorption for severe burn patients with septic shock and acute kidney injury treated with renal replacement therapy. Burns. 2020; 46(1):190-198.