NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NHIỄM BK VIRUS Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN

Trương Quý Kiên1, , Ngô Quân Vũ1, Tống Thị Thu Hằng1, Nguyễn Xuân Anh1, Nguyễn Văn Tuấn1, Trần Hồng Xinh1, Phạm Quốc Toản2, Lê Việt Thắng2
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
2 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm nhiễm BK virus (BKV) và tìm mối liên quan với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân (BN) sau ghép thận. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu, tiến cứu trên 360 BN sau ghép thận được đo tải lượng BKV trong máu, nước tiểu bằng kỹ thuật Realtime-PCR và thực hiện sinh thiết thận ghép theo chỉ định từ tháng 10/2020 - 3/2024. Kết quả: Tỷ lệ BN có BKV dương tính (+) là 56,7%; 3,1% BN có bệnh thận do BKV (The BK virus nephropathy - BKVN). Tải lượng BKV trong máu liên quan có ý nghĩa với tải lượng BKV trong nước tiểu, với r = 0,524, p < 0,001. Ở nhóm BN nhiễm BKV có mức lọc cầu thận (MLCT) ước tính trung bình và lượng hemoglobin thấp hơn nhóm không nhiễm. BKVN gặp nhiều hơn ở nhóm sử dụng Tacrolimus, có MLCT trung bình, lượng hemoglobin thấp hơn, thời gian sau ghép thận dài hơn. Tải lượng BKV trong máu và nước tiểu tương quan chưa có ý nghĩa với MLCT lần lượt là r = -0,263 và r = -0,147, p < 0,05. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm BKV ở BN sau ghép thận là tương đối cao. BKVN có xu hướng gặp nhiều hơn ở BN có thời gian sau ghép dài hơn và sử dụng Tacrolimus.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hirsch HH, Randhawa PS, Practice AST. Infectious diseases community of bk polyomavirus in solid organ transplantation-guidelines from the American society of transplantation infectious diseases community of practice. Clin Transplant. 2019; 33(9):e13528.
2. Kasiske BL, Zeier MG, Chapman J R, et al. (2010). KDIGO clinical practice guideline for the care of kidney transplant recipients: A summary. Kidney Int. 2010; 77(4):299-311.
3. Funahashi Y. BK Virus-associated nephropathy after renal transplantation. Pathogens. 2021; 10(2).
4. Ertugrul G, Yanaral T. BK virus in kidney transplantation: A single center experiences. Arch Organ Transplant. 2019; 4(1):10-13.
5. Yoon SH, Cho JH, Jung HY, et al. Clinical impact of BK virus surveillance on outcomes in kidney transplant recipients. Transplant Proc. 2015; 47(3):660-665.
6. Hsieh MC, Hung CW, Chiou HL, et al. Effect of a BK viruria reaction detected by qualitative polymerase chain reaction on the renal function of kidney transplant recipients. Mol Med Rep. 2013; 7(4):1319-1323.
7. Gras J, Le Flecher A, Dupont A, et al. Characteristics, risk factors and outcome of BKV nephropathy in kidney transplant recipients: A case-control study. BMC Infect Dis. 2023; 23(1):74.
8. Fallatah N. Immune responses to BK polyomavirus in healthy donors and renal transplant recipients. The University of Liverpool (United Kingdom). 2021.
9. Li P, Cheng D, Wen J, et al. Risk factors for BK virus infection in living-donor renal transplant recipients: A single-center study from China. Ren Fail. 2018; 40(1):442-446.
10. Gately Ryan, Milanzi Elasma, Lim Wai, et al. Incidence, risk factors, and outcomes of kidney transplant recipients with BK polyomavirus-associated nephropathy. Kidney International Reports. 2023; 8(3): 531-543.