SỰ BIẾN ĐỔI ĐỘ LỌC CẦU THẬN SAU MỘT NĂM Ở NGƯỜI SỐNG HIẾN THẬN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát sự biến đổi độ lọc cầu thận ước đoán (eGFR) và một số yếu tố liên quan đến biến đổi eGFR trong năm đầu ở người sống sau hiến thận. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả trên 189 người hiến thận từ tháng 01/2014 - 12/2020 tại Phòng khám Ghép thận, Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: 189 người hiến thận (106 nữ và 83 nam) có tuổi trung bình lúc hiến là 49,68 ± 9,00, eGFR trước hiến là 88,74 ± 13,27 mL/phút/1,73m2. Sau hiến 1 tháng, eGFR là 65,19 ± 10,56 mL/phút/1,73m2, giảm 26,5%; sau 1 năm, eGFR tăng lên 70,68 ± 11,94 mL/phút/1,73m2 so với sau hiến 1 tháng tăng 5,49 ± 9,85 mL/phút/1,73m2 (p < 0,001). Biến đổi eGFR sau 1 năm tương quan nghịch với cystatin C huyết thanh (ScysC) và phương pháp xạ hình thận với 99mTc-DTPA (mGFR) trước hiến (r lần lượt là -0,17 và -0,16; p < 0,05). Kết luận: Độ lọc cầu thận ước đoán cải thiện dần theo thời gian sau hiến thận. ScysC và mGFR trước hiến tương quan nghịch với biến đổi eGFR sau hiến một năm, tuy nhiên mức độ yếu. Theo dõi định kỳ và quản lý dấu hiệu sớm các vấn đề sau hiến thận giữ vai trò rất quan trọng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Độ lọc cầu thận ước đoán, Hiến thận từ người sống, Yếu tố nguy cơ
Tài liệu tham khảo
2. Hanson CS, Chapman JR, Gill JS, et al. Identifying outcomes that are important to living kidney donors: A nominal group technique study. Clin J Am Soc Nephrol. Jun 7 2018; 13(6):916-926.
3. Lentine KL, Kasiske BL, Levey AS, et al. KDIGO clinical practice guideline on the evaluation and care of living kidney donors. Transplantation. Aug 2017; 101(8S Suppl 1):1-109.
4. Trần Thị Bích Hương và CS. So sánh kết quả độ lọc cầu thận ước đoán theo công thức CKD-EPI năm 2021, không hiệu chỉnh chủng tộc với công thức CKD-EPI năm 2009. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023; 533(1):381-386.
5. Kasiske BL, Anderson-Haag T, Israni AK, et al. A prospective controlled study of living kidney donors: Three-year follow-up. Am J Kidney Dis. Jul 2015; 66(1):114-124.
6. Lam NN, Lloyd A, Lentine KL, et al. Changes in kidney function follow living donor nephrectomy. Kidney Int. Jul 2020; 98(1):176-186.
7. Matas AJ, Vock DM, Ibrahim HN. GFR ≤ 25 years post-donation in living kidney donors with (vs. without) a first-degree relative with ESRD. Am J Transplant. Mar 2018; 18(3):625-631.
8. Park JH, Kim SY, Cho JS, et al. Association of pre- and post-donation renal function with midterm estimated glomerular filtration rate in living kidney donors: A retrospective study. Yonsei Med J. Mar 2023; 64(3):221-227.
9. Lim SJ, Kwon J, Ko Y, et al. Development and validation of risk prediction model for post-donation renal function in living kidney donors. Sci Rep. Jul 5 2024; 14(1):15514.
10. Dhalla A, Ravani P, Quinn RR, et al. Risk factors for developing low estimated glomerular filtration rate and albuminuria in living kidney donors. Kidney Med. Feb 2024; 6(2):100767.