MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Hà Văn Quang1, , Nguyễn Văn Bằng1, Nguyễn Phương Hiền2, Nguyễn Thị Thịnh3
1 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
2 Học viện Y học cổ truyền
3 Trường Đại học Hoà Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt (TMTS) ở bệnh nhân (BN) điều trị tại Bệnh viện Quân y 103. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 118 BN điều trị TMTS tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01/2022 - 4/2024 và được chia thành 3 nhóm: Nhóm mất máu mạn tính (79 BN), nhóm không hoặc hạn chế hấp thu sắt (28 BN) và nhóm phối hợp (11 BN). Kết quả: Tỷ lệ nữ/nam là 2,3/1. Nguyên nhân TMTS chủ yếu là do mất máu mạn tính (66,9%), thiếu máu mức độ vừa (57,6%) hoặc nặng (33,9%). Ở nhóm không hoặc hạn chế hấp thu sắt, nguyên nhân chủ yếu là do viêm dạ dày, bệnh nhiễm trùng khác hoặc do ăn kiêng; ở nhóm mất máu mạn tính: Nam giới > 40 tuổi bị trĩ hoặc polyp đại tràng; nữ giới từ 41 - 60 tuổi bị u xơ tử cung hoặc rối loạn kinh nguyệt là nguyên nhân phổ biến. 13/118 BN bị ung thư đường tiêu hóa. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi trung bình, nhóm tuổi và mức độ thiếu máu ở các nhóm nghiên cứu, với p < 0,0001 và p < 0,05. Kết luận: Mất máu mạn tính là nguyên nhân chủ yếu gây TMTS, nên tầm soát ung thư đường tiêu hóa ở BN TMTS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kassebaum NJ, Jasrasaria R, Naghavi M, Wulf S. K, Johns N, Lozano R, et al. A systematic analysis of global anemia burden from 1990 to 2010. Blood, the Journal of the American Society of Hematology. 2014; 123(5):615-624.
2. Calim A, Kanat E, Mazi EE, Oygen S, Karabay U, Borlu F. Evaluation of in-patients with iron deficiency anemia in terms of etiology. The Medical Bulletin of Sisli Etfal Hospital. 2020; 54(4):428.
3. Jericó C, Beverina I, Quintana-Diaz M, Salvadori U, Melli CM. Rondinelli B, et al. Efficacy and safety of high-dose intravenous iron as the first-choice therapy in outpatients with severe iron deficiency anemia. Transfusion. Jul 2020; 60(7):1443-1449.
4. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học. 2022:16-19.
5. Killip S, Bennett JM, Chambers MD. Iron deficiency anemia. American Family Physician. 2007; 75(5):671-678.
6. Nguyễn Phương Linh Hoàng, Nguyễn Hồng Trường, Nguyễn Song Tú, Lê Danh Tuyên. Tình trạng thiếu máu và dự trữ sắt ở phụ nữ 15 - 35 tuổi tại một huyện miền núi phía Bắc, năm 2018. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021; 507(2):261-265.
7. WHO. Iron deficiency anemia. assessment, prevention, and control. A guide for Programme Managers. 2001:47-62.
8. Hoàng Văn Phóng và Nguyễn Thị Ngọc Anh. Nghiên cứu các chỉ số hồng cầu máu ngoại vi và các chỉ số bilan sắt ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt điều trị tại Trung tâm Huyết học Truyền máu Hải Phòng năm 2020 - 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 520 (số đặc biệt): 231-238.
9. Tomas Ganz. Hepcidin and iron regulation, 10 years later. Blood. 2011; 117:4425-4433.