ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TẠNG Ở BỆNH NHÂN BỎNG NẶNG CÓ SỐC NHIỄM KHUẨN

Ngô Tuấn Hưng1,2, , Nguyễn Như Lâm1,2, Nguyễn Hải An1,2, Trần Đình Hùng1,2
1 Bộ môn Bỏng và Y học Thảm họa, Học viện Quân y
2 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá rối loạn chức năng tạng ở bệnh nhân (BN) bỏng nặng có biến chứng sốc nhiễm khuẩn (SNK). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, theo dõi dọc 55 đợt SNK ở 38 BN bỏng nặng, từ 16 - 60 tuổi, điều trị tại Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 01/2023 - 6/2024. Kết quả: Tại thời điểm chẩn đoán SNK: Nồng độ lactate máu động mạch tăng cao (2,6 mmol/L); 100% số đợt sốc có chỉ số sức cản mạch hệ thống (systemic vascular resistance index - SVRI) giảm thấp; 12 đợt sốc (21,82%) có biểu hiện tổn thương thận cấp (TTTC). Tất cả các đợt SNK đều có rối loạn đông máu (RLĐM), chủ yếu gặp kiểu RLĐM hỗn hợp (60,82%). Có 80% đợt SNK có suy chức năng (SCN) hô hấp, 65,45% đợt SNK có SCN gan. So với nhóm SNK đợt 1, nhóm SNK đợt 2 và 3 có tỷ lệ TTTC và số tạng suy cao hơn đáng kể (lần lượt là 41,18% so với 13,16% và 1,94 ± 0,22 so với 1,32 ± 0,14; p < 0,05). Phân tích đa biến cho thấy điểm SOFA tại thời điểm chẩn đoán SNK là yếu tố độc lập tiên lượng thoát SNK trên BN bỏng (p < 0,05). Kết luận: Tất cả các đợt SNK trên BN bỏng nặng đều giảm SVRI và có RLĐM. Điểm SOFA tại thời điểm chẩn đoán SNK là yếu tố độc lập tiên lượng thoát SNK trên BN bỏng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Singer M, Deutschman CS, Seymour CW, et al. The third international consensus definitions for sepsis and septic shock (sepsis-3). JAMA. 2016; 315(8):801-810.
2. Khwaja A. KDIGO clinical practice guidelines for acute kidney injury. Nephron Clinical Practice. 2012; 120(4):c179-c184.
3. Bùi Thị Hạnh Duyên. Đánh giá rối loạn đông máu trong nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn bằng đo độ đàn hồi cục máu đông (ROTEM). Luận án tiến sĩ Y/Dược học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2023; 47.
4. Phạm Kim Lê, Bùi Thị Hương Giang. Đặc điểm huyết động ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn đo bằng phương pháp phân tích sóng mạch tại trung tâm hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024; 534(1):182-185.
5. Turani F, Martini S. Extracorporeal blood purification with the oxiris membrane in septic shock. Management of Shock-Recent Advances. IntechOpen. 2022.
6. Lavrentieva A, Voutsas V, Konoglou M, et al. Determinants of outcome in burn ICU patients with septic shock. Journal of Burn Care & Research. 2017; 38(1):e172-e179.
7. Liu J, Xie H, Ye Z, et al. Rates, predictors, and mortality of sepsis-associated acute kidney injury: A systematic review and meta-analysis. BMC nephrology. 2020; 21:1-16.
8. Tạ Anh Tuấn, Nguyễn Thị Thu Hà. Đặc điểm rối loạn đông máu trên bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021; 2:171-175.
9. Boehm D, Menke H. Sepsis in burns-lessons learnt from developments in the management of septic shock. Medicina. 2021; 58(1):26.
10. Aditianingsih D, Sinaga Y, Kartolo W, et al. Respiratory and coagulation dysfunctions on admission as independent predictors of in-hospital mortality in critically ill burn patients. Annals of Burns and Fire Disasters. 2019; 32(2):94.