ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH HIẾN VÀ GHÉP MÔ - TẠNG TỪ NGƯỜI HIẾN CHẾT TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá chương trình hiến và ghép mô - tạng từ người hiến chết (chết não/ngừng tuần hoàn) tại Bệnh viện Chợ Rẫy (2008 - 2023). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả 186 trường hợp (TH) hiến và ghép mô - tạng từ người hiến chết tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Đơn vị Điều phối Bệnh viện Chợ Rẫy nhận 186 thông tin của người hiến từ các khoa hồi sức bên trong, ngoài bệnh viện và trực tiếp từ gia đình. 151/186 TH (81,18%) là nam giới, 35/186 TH (18,82%) là nữ giới. Tuổi trung bình là 38,66 ± 15,53 (15 - 84). Chỉ nhận được 46 TH, trong đó, 30/46 TH (65,22%) chết não (brain-dead donor - DBD) và 16/46 TH (34,78%) ngừng tuần hoàn (donation after circulatory death - DCD), (10/16 TH chỉ nhận được giác mạc). 34/46 TH (73,91%) là nam giới; 12/46 TH (26,09%) là nữ giới. Tuổi trung bình là 42,70 ± 15,63 (18 - 71). Có nhiều nguyên nhân từ chối không nhận mô - tạng, trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến nguyên nhân về y khoa: Nhiễm khuẩn: 13/186 TH (6,99%); tạng hiến bị tổn thương: 1/186 TH (0,54%); ngừng tim trước nhập viện: 2/186 TH (1,08%); ung thư: 2/186 TH (1,08%). Mô - tạng nhận được gồm 71 thận, 13 gan, 13 tim, 1 khối tim phổi, 49 giác mạc, 2 TH hiến da. Kết quả ghép tốt, trừ 2/70 TH (2,86%) ghép thận tử vong do viêm phúc mạc và 01 TH ghép khối tim phổi tử vong do viêm phổi. Kết luận: Khan hiếm tạng hiến là vấn đề lo ngại trong cộng đồng. Để có được sự thành công của ca ghép cần phối hợp nhiều chuyên khoa khác nhau.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tạng hiến, Lây truyền bệnh, Kiểm tra tạng
Tài liệu tham khảo
2. Thông tư số 28/2012-TT-BYT ngày 4/12/2012 về Quy định “Danh mục bệnh mà người mắc bệnh đó không được lấy mô, bộ phận cơ thể để ghép cho người bệnh”
3. Ison MG, Nalesnik MA. An update on donor-derived disease transmission in organ transplantation. Am J Transplant. 2011; 11:1123-1130.
4. Ison MG, Grossi P and the AST Infectious Diseases Community of Practice. (2013) Donor-derived infections in solid organ transplantation. Am J Transplant. 2013; 13(4):22-30.
5. Fishman JA, Greenwald MA, Grossi PA. (2012), Transmission of infection with human allografts: Essential considerations in donor screening. Clin Infect. 2012; Dis;55:720-7.
6. Fischer-Fröhlich CL, Lauchart W, Patrzalek D. Evaluation of infectious disease transmission during organ donation and transplantation: Viewpoint of a procurement co-ordinator. Organs Tiss Cells. 2009; 12:35-54.
7. Fischer SA, Lu K and the AST Infectious Diseases Community of Practice. Screening of donors and recipients in solid organ transplantation. Am J Transplant. 2013; 13(4):9-21.
8. Pumarola T, Moreno A, Blanes J. Criteria for the selection of organ donors with respect to the transmission of infections. Organs and Tissues. 2000; 2:79-85.
9. Sarmento A, Freitas F, Tavares AP. Viral screening in the donation/transplant process in Portugal: State-of the-art in 2002. Organs and Tissues. 2003; 6(1):23-30.
10. Garrido G and Matesanz R. The Spanish National Transplant Organization (ONT) tumor registry. Transplantation. 2008; 85(8):61-63.
11. Moench K, SA Breidenbach T, Fischer-Fröhlich CL, et al. 6-year-survey of organ donors with malignancies in Germany. Presented at the 24th International Congress of The Transplantation Society. Berlin, Germany, 2012. Transplantation. 2012; 94(10):208. DOI: 10.1097/00007890-201211271-00388.