KHẢO SÁT MẬT ĐỘ MẠCH MÁU VÕNG MẠC VÀ HẮC MẠC VÙNG HOÀNG ĐIỂM BẰNG MÁY CHỤP MẠCH MÁU CẮT LỚP CỐ KẾT QUANG HỌC TRÊN BỆNH NHÂN CẬN THỊ NẶNG

Trần Đình Minh Huy1,2, , Trần Trung Hiếu3, Nguyễn Văn Điều4
1 Bộ môn Mắt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh
3 Bộ môn Mắt, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
4 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả sự thay đổi mạch máu võng mạc và hắc mạc vùng hoàng điểm ở bệnh nhân (BN) cận thị nặng với máy chụp mạch máu cắt lớp cố kết quang học (optical coherence tomography angiography - OCT-A). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 mắt cận thị nặng của 17 BN tuổi từ 18 - 45 với trục nhãn cầu (axial length - AL) ≥ 26mm, độ cầu ≥  Diop (D) và được chia thành 2 nhóm là cận thị nặng (high myopia - HM) (21 mắt) và cận thị bệnh lý (pathologic myopia - PM) (9 mắt) theo phân độ bệnh hoàng điểm cận thị. Kết quả: Độ cận thị của nhóm PM là -11,11 ± 3,68D, cao hơn so với nhóm HM là -8,02 ± 1,38D (p = 0,037). Thị lực chỉnh kính tối đa (best corrected visual acuity - BCVA) của nhóm PM (0,34 ± 0,36 logMAR) kém hơn so với nhóm HM (0,05 ± 0,05), với p = 0,041; AL của nhóm PM (29,74 ± 2,39mm) dài hơn so với nhóm HM (27,25 ± 1,29mm), với p = 0,014. Mật độ mạch máu của nhóm PM tại lớp bề mặt và lớp sâu võng mạc giảm đáng kể ở tất cả các phân vùng, trừ vùng trung tâm ở lớp sâu, với p = 0,050. Tại lớp mao mạch hắc mạc, ghi nhận sự giảm có ý nghĩa tại vị trí trung tâm (p = 0,007). Kết luận: Sự dài ra của AL và tăng độ cầu trên nhóm PM có liên quan với giảm mật độ mạch máu võng mạc và hắc mạc vùng hoàng điểm và giảm BCVA so với nhóm HM.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Flitcroft DI, He M, Jonas JB, et al. IMI - Defining and classifying myopia: A proposed set of standards for clinical and epidemiologic studies. Invest Ophthalmol Vis Sci. Feb 28 2019; 60(3):M20-M30. DOI: 10.1167/iovs. 18-25957.
2. WHO. The impact of myopia and high myopia: Report of the joint world health organization - brien holden vision institute global scientific meeting on Myopia, University of New South Wales, Sydney, Australia. 16-18 March 2015. 2017;
3. Williams K, Hammond C. High myopia and its risks. Community Eye Health. 2019; 32(105):5-6.
4. Min CH, Al-Qattan HM, Lee JY, Kim JG, Yoon YH, Kim YJ. Macular microvasculature in high myopia without pathologic changes: An optical coherence tomography angiography study. Korean J Ophthalmol. Apr 2020; 34(2):106-112. DOI: 10.3341/kjo.2019. 0113.
5. Ohno-Matsui K, Wu PC, Yamashiro K, et al. IMI Pathologic Myopia. Invest Ophthalmol Vis Sci. Apr 28 2021; 62(5):5. DOI: 10.1167/iovs.62.5.5.
6. Malamos P, Tsolkas G, Kanakis M, et al. OCT-Angiography for monitoring and managing neovascular age-related macular degeneration. Curr Eye Res. Dec 2017; 42(12):1689-1697. DOI: 10.1080/02713683.2017.1356336.
7. Al-Sheikh M, Akil H, Pfau M, Sadda SR. Swept-Source OCT angiography imaging of the foveal avascular zone and macular capillary network density in diabetic retinopathy. Invest Ophthalmol Vis Sci. Jul 1 2016; 57(8):3907-3913. DOI: 10.1167/iovs. 16-19570.
8. Mo J, Duan A, Chan S, Wang X, Wei W. Vascular flow density in pathological myopia: An optical coherence tomography angiography study. BMJ Open. Feb 3 2017; 7(2):e013571. DOI: 10.1136/bmjopen-2016-013571.
9. Walaa ME, Tarek AM, Heba RA, Rabei MH. Macular microvasculature evaluation using optical coherence tomography angiography in patients with high myopia. 2019; 6(2):43-51. DOI: 10.4103/erj.erj_12_19.
10. Ucak T, Icel E, Yilmaz H, et al. Alterations in optical coherence tomography angiography findings in patients with high myopia. Eye (Lond). Jun 2020; 34(6):1129-1135. DOI: 10.1038/s41433-020-0824-1.