GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM ĐỊNH LƯỢNG MỠ GAN BẰNG KỸ THUẬT LFQ ĐỂ ĐÁNH GIÁ GAN NHIỄM MỠ CÓ THAM CHIẾU VỚI MRI-PDFF

Lê Hoàng Long1, Lê Lệnh Lương1, , Phạm Thị Hương1, Bùi Thị Hà My1, Ngô Thị Hường1, Viên Thị Nhung1
1 Phòng khám đa khoa 360 Lê Hoàn, Thanh Hoá

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị của siêu âm định lượng mỡ gan bằng kỹ thuật LFQ để đánh giá gan nhiễm mỡ (GNM). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 38 bệnh nhân (BN), tất cả được làm siêu âm mode B, đo hệ số suy giảm AC bằng kỹ thuật LFQ và chụp MRI-PDFF tại Phòng khám Đa khoa 360 Lê Hoàn từ tháng 9/2023 - 12/2023. So sánh kết quả siêu âm LFQ với kết quả MRI-PDFF. Kết quả: 13 BN gan không nhiễm mỡ (34,2%) và 25 BN GNM (65,8%) được xác định trên MRI-PDFF với FF lần lượt là < 5,2% và ³ 5,2%. Trong số 25 BN có GNM trên MRI-PDFF, có 8 BN (32,0%) không có thừa cân hay béo phì BMI < 23 kg/m2. Siêu âm mode B chỉ xác nhận 16/25 BN (64,0%) trong số BN được xác định GNM trên MRI-PDFF. Giá trị ngưỡng của hệ số suy giảm AC bằng kỹ thuật LFQ là 0,62; 0,66 và 0,66 dB/cm/MHz tương ứng lần lượt với S1 (FF ³ 5,2%), S2 (FF ³ 11,3%) và S3 (FF ³ 17,1%) trên MRI-PDFF. Phân tích đường cong ROC chỉ ra độ nhạy (Se), độ đặc hiệu (Sp), giá trị ngưỡng (cut-off) của AC cũng như AUC lần lượt là 76,6%, 45,2%, 0,62, 0,766 tương ứng với ³ S1 và 80,0%, 65,7%, 0,66, 0,909 tương ứng với ³ S2. Kết luận: Siêu âm định lượng mỡ gan với kỹ thuật LFQ bằng cách đo hệ số suy giảm AC có giá trị trong đánh giá GNM. Đây là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện trên hệ thống siêu âm sẵn có, chi phí thấp, có thể áp dụng rộng rãi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zobair MY et al. The global epidemiology of nonalcoholic fatty liver disease (NAFLD) and nonalcoholic steatohepatitis (NASH): A systematic review. Hepatology. 2023; 77(4): 1335-1347.
2. Girish K Pati, Shivaram P Singh. Nonalcoholic fatty liver disease in South Asia. Euroasian J Hepatogastroenterol. 2016; 6(2):154-162.
3. Ferraioli G, et al. Quantification of liver fat content with ultrasound: A WFUMB position paper. Ultrasound Med. Biol. 2021; 47:2803-2820.
4. Caussy C, et al. Noninvasive, quantitative assessment of liver fat by MRI-PDFF as an endpoint in NASH trials. Hepatology. 2018; 68:763-772.
5. Dorotea Bozic, et al. Ultrasound methods for the assessment of liver steatosis: A critical appraisal. Diagnostics. 2022; 12(10):2287.
6. Ke-Yu Zeng, et al. Non-invasive evaluation of liver steatosis with imaging modalities: New techniques and applications. World J Gastroenterol. 2023; 29(17):2534-2550.
7. Weon Jang and Ji Soo Song. Non-invasive imaging methods to evaluate non-alcoholic fatty liver disease with fat quantification: A Review. Diagnostics. 2023; 13(11):1852.
8. Kento Imajo, et al. Utility of ultrasound-guided attenuation parameter for grading steatosis with reference to MRI-PDFF in a Large Cohort. Clinical Gastroenterology and Hepatology. 2022; 20:2533-2541.
9. Jeon SK, et al. Quantitative ultrasound radiofrequency data analysis for the assessment of hepatic steatosis in nonalcoholic fatty liver disease using magnetic resonance imaging proton density fat fraction as the reference standard. Korean J. Radiol. 2021; 22:1077.