GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ KHUẾCH TÁN TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT U NGUYÊN BÀO TỦY VÀ U MÀNG NÃO THẤT VÙNG HỐ SAU Ở TRẺ EM

Nguyễn Thị Điệp1,2, Phạm Thị Phương3, Nguyễn Duy Hùng1,4,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
3 Bệnh viện Bạch Mai
4 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát giá trị khuếch tán biểu kiến (apparent diffusion value - ADC) của cộng hưởng từ (CHT) trong phân biệt u màng não thất (UMNT) và u nguyên bào tủy (UNBT). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 64 bệnh nhi có khối u não vùng hố sau được sinh thiết và phẫu thuật chẩn đoán giải phẫu bệnh là UMNT hoặc UNBT, được chụp CHT sọ não có tiêm thuốc đối quang từ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01/2020 - 12/2023. Đánh giá các thông số biểu đồ ADC (mean, max, min) theo phương pháp đặt VOI (volume of interest) toàn bộ phần đặc của u. Kết quả: Các giá trị ADC mean và ADC min giúp chẩn đoán phân biệt u màng não thất và u nguyên bào tủy với p = 0,01; trong đó, dựa vào giá trị ADC mean (AUC 0,911) chẩn đoán tốt hơn giá trị ADC min (AUC 0,43), tại giá trị cut-off ADC mean là 844 x 10-6 m2/s cho chẩn đoán phân biệt hai loại u có độ nhạy (Se) và độ đặc hiệu (Sp) lần lượt là 94% và 83%; tại giá trị cut-off ADC min là 487 x 10-6 mm2/s cho chẩn đoán phân biệt hai loại u có Se và Sp lần lượt là 75% và 90%. Kết luận: Các giá trị ADC mean và ADC min tại phần đặc của u có ý nghĩa trong phân biệt UMNT và UNBT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Duc NM. The impact of ADC-histogram parameters on the discrimina-tion between medulloblastoma, ependymoma, and pilocytic astrocytoma. Clin Ter. 2022; 173(4):369-376. DOI: 10.7417/ CT.2022.2448.
2. Louis DN, Ohgaki H, Wiestler OD, et al. The 2007 WHO classification of tumours of the central nervous system. Acta Neuropathol (Berl). 2007; 114(2): 97-109. DOI: 10.1007/s00401-007-0243-4.
3. Trần Phan Ninh. Nghiên cứu đăch điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán một số u não vùng hố sau ở trẻ em. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2018.
4. Duc NM, Huy HQ. Magnetic resonance imaging features of common posterior fossa brain tumors in children: A preliminary vietnamese study. Open Access Maced J Med Sci. 2019; 7(15):2413-2418. DOI: 10.3889/oamjms. 2019.635.
5. Nguyễn Minh Đức. Nghiên cứu xây dựng mô hình chẩn đoán một số u não hố sau thường gặp ở trẻ em dựa trên cộng hưởng từ đa thông số. Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2021.
6. Rasalkar DD, Chu WCW, Paunipagar BK, Cheng FWT, Li CK. Paediatric intra-axial posterior fossa tumours: Pictorial review. Postgrad Med J. 2013; 89(1047):39-46. DOI: 10.1136/postgradmedj-2011-130075.
7. Rumboldt Z, Camacho DLA, Lake D, Welsh CT, Castillo M. Apparent diffusion coefficients for differentiation of cerebellar tumors in children. AJNR Am J Neuroradiol. 2006; 27(6):1362-1369.
8. Alexander AL, Tsuruda JS, Parker DL. Elimination of eddy current artifacts in diffusion-weighted echo-planar images: The use of bipolar gradients. Magn Reson Med. 1997; 38(6):1016-1021. DOI: 10.1002/mrm.1910380623.
9. Payabvash S, Tihan T, Cha S. Volumetric voxelwise apparent diffusion coefficient histogram analysis for differentiation of the fourth ventricular tumors. Neuroradiol J. 2018; 31(6): 554-564. DOI: 10.1177/1971400918800803.
10. Duc NM, Huy HQ, Nadarajan C, Keserci B. The Role of Predictive Model Based on quantitative basic magnetic resonance imaging in differentiating medulloblastoma from ependymoma. Anticancer Res. 2020; 40(5):2975-2980. DOI: 10.21873/anticanres.14277.