U THẦN KINH ĐỆM THÂN NÃO: DỰ ĐOÁN PHÂN ĐỘ MÔ HỌC DỰA TRÊN HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ THƯỜNG QUY

Tạ Văn Lâm1,2, Lê Thanh Dũng2,3, Nguyễn Duy Hùng1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát giá trị của các đặc điểm cộng hưởng từ (CHT) trong phân biệt u thần kinh đệm thân não (UTKĐTN) bậc thấp và bậc cao. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 36 bệnh nhân (BN) (20 trẻ em, 16 người lớn) với giải phẫu bệnh là UTKĐTN, khảo sát đặc điểm hình ảnh UTKĐTN trên CHT thường quy, xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của các dấu hiệu giúp phân biệt bậc thấp và bậc cao. Kết quả: Ở trẻ em, dấu hiệu vị trí trung não, màng mái, xâm lấn não thất bốn, khu trú, nang gợi ý bậc thấp với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 83,3 % và 71,4%, 50% và 100%, 50% và 92,9%, 33,3% và 100%, 50% và 92,9%. Dấu hiệu lan tỏa và chảy máu gợi ý bậc cao với độ nhạy và độ đặc hiệu là 100% và 33,3%, 64,3% và 100%. Ở người lớn, chảy máu gợi ý bậc cao với độ nhạy và độ đặc hiệu là 50% và 100%. Kết luận: Ở trẻ em, đặc điểm vị trí ở trung não, màng mái, tổn thương khu trú, xâm lấn não thất bốn, nang gợi ý UTKĐTN bậc thấp; đặc điểm lan tỏa, chảy máu gợi ý UTKĐTN bậc cao. Ở người lớn, đặc điểm chảy máu gợi ý UTKĐTN bậc cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Purohit B, Kamli AA, Kollias SS. Imaging of adult brainstem gliomas. European Journal of Radiology. 2015; 84(4):709-720. DOI: 10.1016/j.ejrad. 2014.12.025.
2. Louis DN, Perry A, Wesseling P, et al. The 2021 WHO classification of tumors of the central nervous system: A summary. Neuro-Oncology. 2021; 23(8):1231-1251. DOI: 10.1093/neuonc/ noab106.
3. Lam S, Lin Y, Auffinger B, Melkonian S. Analysis of survival in pediatric high-grade brainstem gliomas: A population-based study. Journal of Pediatric Neurosciences. Jul-Sep 2015; 10(3):199-206. DOI: 10.4103/1817-1745.165656.
4. Reithmeier T, Kuzeawu A, Hentschel B, Loeffler M, Trippel M, Nikkhah G. Retrospective analysis of 104 histologically proven adult brainstem gliomas: Clinical symptoms, therapeutic approaches and prognostic factors. BMC Cancer. 2014/02/21 2014; 14(1):115. DOI: 10.1186/1471-2407-14-115.
5. Samadani U, Judy KD. Stereotactic brainstem biopsy is indicated for the diagnosis of a vast array of brainstem pathology. Stereotactic and Functional Neurosurgery. 2003; 81(1-4):5-9. DOI: 10.1159/000075097.
6. Rachinger W, Grau S, Holtmannspötter M, Herms J, Tonn J-C, Kreth FW. Serial stereotactic biopsy of brainstem lesions in adults improves diagnostic accuracy compared with MRI only. Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry. 2009; 80(10):1134-1139. DOI: 10.1136/jnnp. 2009.174250.
7. Li X, Morgan PS, Ashburner J, Smith J, Rorden C. The first step for neuroimaging data analysis: DICOM to NIfTI conversion. Journal of Neuroscience Methods. 2016/05/01/ 2016; 264:47-56. DOI: 10.1016/j.jneumeth. 2016.03.001.
8. Sarma A, Heck JM, Ndolo J, Newton A, Pruthi S. Magnetic resonance imaging of the brainstem in children, part 1: Imaging techniques, embryology, anatomy and review of congenital conditions. Pediatric Radiology. 2021/02/01 2021; 51(2):172-188. DOI: 10.1007/s00247-020-04953-1.
9. Moharamzad Y, Sanei Taheri M, Niaghi F, Shobeiri E. Brainstem glioma: Prediction of histopathologic grade based on conventional MR imaging. The Neuroradiology Journal. 2018; 31(1):10-17. DOI: 10.1177/ 1971400917743099.
10. Epstein FJ, Farmer JP. Brain-stem glioma growth patterns. Journal of Neurosurgery. Mar 1993; 78(3):408-12. DOI: 10.3171/jns.1993.78.3.0408.