BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP NỘI MẠCH TUYẾN TIỀN LIỆT SỬ DỤNG KEO SINH HỌC ĐƠN THUẦN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả lâm sàng và tính an toàn của can thiệp nội mạch tuyến tiền liệt sử dụng keo sinh học trong điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 16 bệnh nhân (BN) đã thực hiện gây tắc động mạch tuyến tiền liệt, tuổi trung bình là 73,6 tuổi (65 - 85 tuổi) tại Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6/2022 - 01/2023. Kết quả: Tỷ lệ thành công kỹ thuật là 100%, tỷ lệ thành công về mặt lâm sàng là 100%. Không có biến chứng lớn nào xảy ra, có cải thiện đáng kể chỉ số IPSS, QoL, Qmax trước và sau can thiệp 6 tháng. Kết luận: Keo sinh học là vật liệu an toàn, có thể sử dụng rộng rãi trong tương lai như là vật liệu thay thế cho hạt vi nhựa polyvinyl góp phần làm giảm thời gian chiếu tia, giảm chi phí cho BN nhưng cần bác sĩ có kinh nghiệm sử dụng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nút tắc động mạch tuyến tiền liệt, Keo sinh học NBCA, Phì đại lành tính tuyến tiền liệt
Tài liệu tham khảo
2. Carnevale FC, Iscaife A, Yoshinaga EM, Moreira AM, Antunes AA, Srougi M. Transurethral Resection of the Prostate (TURP) Versus Original and PErFecTED Prostate Artery Embolization (PAE) Due to Benign Prostatic Hyperplasia (BPH): Preliminary results of a single center, prospective, urodynamic-controlled analysis. Cardiovasc Intervent Radiol. 2016; 39(1):44-52. DOI:10.1007/s00270-015-1202-4.
3. Geevarghese R, Harding J, Parsons N, Hutchinson C, Parsons C. The relationship of embolic particle size to patient outcomes in prostate artery embolisation for benign prostatic hyperplasia: A systematic review and meta-regression. Clin Radiol. 2020; 75(5):366-374. DOI:10.1016/j.crad. 2019.12.019.
4. Abdulmalak G, Chevallier O, Falvo N, et al. Safety and efficacy of transcatheter embolization with Glubran®2 cyanoacrylate glue for acute arterial bleeding: A single-center experience with 104 patients. Abdom Radiol (NY). 2018; 43(3):723-733. DOI:10.1007/s00261-017-1267-4.
5. Loffroy R, Guiu B, Cercueil JP, Krausé D. Endovascular therapeutic embolisation: An overview of occluding agents and their effects on embolised tissues. Curr Vasc Pharmacol. 2009; 7(2): 250-263. DOI:10.2174/157016109787455617.
6. Ray AF, Powell J, Speakman MJ, et al. Efficacy and safety of prostate artery embolization for benign prostatic hyperplasia: An observational study and propensity-matched comparison with transurethral resection of the prostate (the UK-ROPE study). BJU Int. 2018; 122(2):270-282. DOI:10.1111/ bju.14249.
7. Loffroy R, Guillen K, Salet E, et al. Prostate artery embolization using n-butyl cyanoacrylate glue for urinary tract symptoms due to benign prostatic hyperplasia: A valid alternative to microparticles? JCM. 2021;10(14):3161. DOI:10.3390/jcm10143161.
8. Carnevale FC, Moreira AM, de Assis AM, et al. Prostatic artery embolization for the treatment of lower urinary tract symptoms due to benign prostatic hyperplasia: 10 Years’ experience. Radiology. 2020; 296(2): 444-451. DOI:10.1148/radiol.2020191249.
9. Kuang M, Vu A, Athreya S. A systematic review of prostatic artery embolization in the treatment of symptomatic benign prostatic hyperplasia. Cardiovasc Intervent Radiol. 2017; 40(5):655-663. DOI:10.1007/s00270-016-1539-3.
10. Li YJ, Barthès-Biesel D, Salsac AV. Polymerization kinetics of a mixture of Lipiodol and Glubran 2 cyanoacrylate glue upon contact with a proteinaceous solution. J Mech Behav Biomed Mater. 2017; 74:84-92. DOI:10.1016/j.jmbbm.2017.05.023.