KẾT QUẢ DẪN LƯU DỊCH Ổ BỤNG DƯỚI SIÊU ÂM ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP

Lại Bá Thành1, Hồ Chí Thanh1,
1 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của dẫn lưu dịch ổ bụng dưới siêu âm điều trị viêm tụy cấp (VTC) có tụ dịch. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 181 bệnh nhân (BN) VTC có tụ dịch nhiễm trùng được điều trị dẫn lưu dịch ổ bụng dưới siêu âm tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01/2021 - 5/2023. Quy trình khám, chẩn đoán và điều trị được thực hiện theo hướng dẫn của Hội Phẫu thuật Cấp cứu Thế giới (WSES) năm 2019. Kết quả: Thời gian dẫn lưu là 2,7 ± 1,66 ngày, lượng dịch dẫn lưu trong 24 giờ đầu trung bình (TB) là 516,5mL, tỷ lệ dịch hoại tử là 67,9%. Vị trí dẫn lưu ở hạ vị (85,6%), mạng sườn phải (39,7%), mạng sườn trái (33,1%), thượng vị (9,9%), hạ sườn phải (8,2%), hạ sườn trái (6,1%). Thời gian nằm điều trị TB là 12,2 ngày, tỷ lệ phẫu thuật là 6,6%, không xảy ra tai biến, biến chứng do thực hiện kỹ thuật. 67,4% BN khỏi hoàn toàn khi ra viện, tỷ lệ tử vong là 4,4%. Kết luận: Dẫn lưu dịch ổ bụng dưới siêu âm điều trị VTC có tụ dịch là an toàn, hiệu quả, có thể điều trị khỏi hoặc là phương pháp bắc cầu để phẫu thuật cắt bỏ hoại tử.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Leppäniemi A, Tolonen M, Tarasconi A, et al. 2019 WSES guidelines for the management of severe acute pancreatitis. World J Emerg Surg. 2019; 14:27.
2. Freeny PC, Hauptmann E, Althaus SJ, et al. Percutaneous CT-guided catheter drainage of infected acute necrotizing pancreatitis: Techniques and results. AJR Am J Roentgenol. 1998; 170:969-975.
3. Wron’sk M, Cebulski W, Karkocha D, et al. Ultrasound-guided percutaneous drainage of infected pancreatic necrosis. Surg Endosc. 2013, 27:2841-2848.
4. Zerem E, Imamovic G, et al. Step-up approach to infected necrotising pancreatitis: A 20-year experience of percutaneous drainage in a single centre. Digestive and Liver Disease. 2011; 43:478-483.
5. Banks PA, Bollen TL, Dervenis C, et al. Classification of acute pancreatitis- 2012: Revision of the Atlanta classification and definitions by international consensus. Gut. 2013; 62(1):102-111.
6. Zhang Y, Yu WQ, Zhang J, et al. Efficacy of early percutaneous catheter drainage in acute pancreatitis of varying severity associated with sterile acute inflammatory pancreatic fluid collection. Pancreas. 2020; 49(9):1246-1254.
7. Nguyễn Thị Trúc Thanh. Hiệu quả của liệu pháp lọc máu liên tục trong điều trị viêm tụy cấp nặng. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2014; 18(2):403-407.
8. Tong Z, Li W, Yu W, et al. Percutaneous catheter drainage for infective pancreatic necrosis. Is it always the first choice for all patients? Pancreas. 2012; 41:302-305.
9. Bala M, Almogy G, Klimov A, et al. Percutaneous “stepped” drainage technique for infected pancreatic necrosis. Surg Laparosc Endosc Percutan Tech. 2009; 19(4):113-118.
10. Li H, Wu Y, Xu C, et al. Early ultrasound-guided percutaneous catheter drainage in the treatment of severe acute pancreatitis with acute fluid accumulation. Experimental and Therapeutic Medicine. 2018; 16:1753-1757.