KẾT QUẢ THAY KHỚP HÁNG BÁN PHẦN CHUÔI DÀI CHO BỆNH NHÂN 80 TUỔI TRỞ LÊN GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI KHÔNG VỮNG

Hoàng Thế Hùng1, , Đặng Hoàng Anh1, Trần Sỹ Tiến1
1 Khoa Phẫu thuật Khớp, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả thay khớp háng bán phần chuôi dài cho bệnh nhân (BN) ≥ 80 tuổi gãy liên mấu chuyển (LMC) xương đùi không vững. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 72 BN ≥ 80 tuổi gãy LMC xương đùi được thay khớp háng phần chuôi dài, được theo dõi trên 12 tháng tại Khoa Phẫu thuật Khớp, Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 01/2019 - 12/2022. Kết quả: 72 BN bao gồm 23 nam (31,9%) và 49 nữ (68,1%), tuổi trung bình là 86,39 ± 3,7 (80 - 97), thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 10,9 ± 5,9 ngày (7 - 39 ngày). Có 16 BN xuất hiện biến chứng sau mổ chiếm 22,2%, 8 BN tử vong trong vòng 1 năm sau mổ chiếm 11,1%. Điểm Barthel trung bình trước gãy xương là 96,9 ± 11,7, điểm Barthel trung bình sau mổ 1 năm là 85,9 ± 21,8. Tỷ lệ hồi phục chức năng theo thang điểm Barthel là 88% (p < 0,001). Kết luận: Thay khớp háng bán phần cho BN ≥ 80 tuổi gãy liên mấu chuyển xương đùi không vững đem lại kết quả tốt. Tỷ lệ biến chứng là 22,2%, tỷ lệ tử vong trong năm đầu sau mổ là 11,1%. Tỷ lệ hồi phục chức năng theo thang điểm Barthel là 88%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jensen JS. Trochanteric fractures. An epidemiological, clinical and biomechanical study. Acta Orthop Scand Suppl. 1981; 188:1-100.
2. Kim WY, Han CH, Park JI, et al. Failure of intertrochanteric fracture fixation with a dynamic hip screw in relation to pre-operative fracture stability and osteoporosis. Int Orthop. 2001; 25: 360-2. 140-6.
3. Rawate P, Kale AR, Sonawane CS. Functional outcome of cemented bipolar hemiarthroplasty for unstable intertrochanteric fractures of the femur in elderly: An Indian perspective. Int J Sci Study. 2017; 5:48-53.
4. Kayali C, Agus H, Ozluk S, et al. Treatment for unstable intertrochanteric fractures in elderly patients: internal fixation versus cone hemiarthroplasty. J Orthop Surg (Hong Kong). 2006; 14:240-244.
5. Marsh JL, Slongo TF, Agel J, et al. Fracture and dislocation classification compendium - 2007: Orthopaedic Trauma Association classification, database and outcomes committee. J Orthop Trauma. 2007; 10:S1-S133.
6. Kenzora JE, McCarthy RE, Lowell JD, et al. Hip fracture mortality. Relation to age, treatment, preoperative illness, time of surgery, and complications. Clin Orthop Relat Res. 1984; 186:45-56.
7. Vũ Trường Thịnh, Trần Minh Long Triều, Dương Ngọc Lê Mai và CS. Mô tả đặc điểm và đánh giá kết quả thay khớp háng bán phần chuôi dài không xi măng ở bệnh nhân cao tuổi gãy liên mấu chuyển xương đùi tại Bệnh viện Việt Đức. Tạp chí nghiên cứu y học. 2022; 151(3):42-51.
8. Shuangjian H, Bin Y, Jian Z, et al. High failure rate of proximal femoral locking plate in fixation of trochanteric fracture. Journal of Orthopaedic Surgery and Research. 2018; 13(248):1-9.
9. Tronzo RG. The use of an endoprosthesis for severely comminuted trochanteric fractures. Orthop Clin North Am. 1974; 5:679-681.
10. Knauf T, Buecking B, Hack J, et al. Development of the Barthel Index 5 years after hip fracture: Results of a prospective study. Geriatrics & Gerontology International. 2019:1-6.
11. Ana PM, Elena I, Luis G, et al. The use of Barthel index for the assessment of the functional recovery after osteoporotic hip fracture: One year follow-up. PLoS ONE. 2019; 14(2):e0212000.