MỐI LIÊN QUAN GIỮA THIẾU MÁU VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Hoàng Anh Trung1, , Hoàng Thị Miến2, Mai Thị Hiền3, Nguyễn Hữu Dũng1, Lê Việt Thắng4
1 Trung tâm Thận tiết niệu và lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai
2 Khoa Nội chung, Viện Y học Phòng không - Không quân
3 Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
4 Bộ môn - Khoa Thận - Lọc máu, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm thiếu máu ở bệnh nhân (BN) sau ghép thận > 12 tháng tại Bệnh viện Quân y 103 và phân tích mối liên quan giữa mức độ thiếu máu với một số đặc điểm lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 123 BN thiếu máu sau ghép thận > 12 tháng từ tháng 10/2022 - 5/2023. Kết quả: Tuổi trung bình là 41,93 ± 11,42. Tỷ lệ nam/nữ = 1,2/1. Các BN được ghép thận sớm trước khi lọc máu chiếm 13,8%, thời gian theo dõi sau ghép trên 10 năm chiếm 25,2%. Đặc điểm thiếu máu ở các BN này thường có mức độ nhẹ (52,8%), với hồng cầu kích thước bình thường (72,4%) và đẳng sắc (54,5%). Mức độ thiếu máu có sự khác nhau giữa các nhóm BMI và khả năng kiểm soát huyết áp (p < 0,05). BMI thấp dưới 18,5 là yếu tố nguy cơ độc lập liên quan đến mức độ thiếu máu với OR = 3,633, p < 0,05. Kết luận: Thiếu máu là vấn đề còn tồn tại ở các BN sau ghép thận, đa phần thiếu máu ở mức độ nhẹ với kích thước hồng cầu bình thường, đẳng sắc. Tăng huyết áp kiểm soát chưa tối ưu có liên quan đến tình trạng thiếu máu sau ghép và BMI thấp < 18,5 là yếu tố nguy cơ độc lập của thiếu máu mức độ nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Mai Thị Hiền, Đỗ Gia Tuyển. Thực trạng thiếu máu và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân sau ghép thận. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021; 509:385-393.
2. Hội ghép tạng Việt nam. Hướng dẫn ghép thận Việt nam. Nhà xuất bản Y học. 2017; 2:283-293.
3. WHO G. WHO methods and data sources for global burden of disease estimates 2000-2011. Geneva: Department of Health Statistics and Information Systems. 2013.
4. Kasiske BL, et al. Recommendations for the outpatient surveillance of renal transplant recipients. American Society of Transplantation. J Am Soc Nephrol. 2000; 11(15):S1-86.
5. Molnar MZ, Mucsi I, Macdougall IC, et al. Prevalence and management of anaemia in renal transplant recipients: data from ten European centres. Nephron Clinical Practice. 2011; 117(2):c127-c134.
6. Schechter A, Gafter-Gvili A, Shepshelovich D, et al. Post renal transplant anemia: Severity, causes and their association with graft and patient survival. BMC Nephrology. 2019; 220(1): 1-11.
7. Rosales Morales KB, Pérez RE, Cancino López JD, et al. Anemia and erythrocytes: Behavior and prevalence 1 year after kidney transplant. Transplant Proc. 2020; 252(4):1169-1172.
8. Beshara S, Birgegard G, Goch J, et al. Assessment of erythropoiesis following renal transplantation. Eur J Haematol. 1997; 58(3):167-173.
9. Taber DJ, Meadows HB, Pilch NA, et al. Pre-existing diabetes significantly increases the risk of graft failure and mortality following renal transplantation. Clin Transplant. 2013; 27(2):2.
10. Kim CS, Oh TR, Suh SH, et al. Uncontrolled hypertension is associated with increased risk of graft failure in kidney transplant recipients: A nationwide population-based study. Front. Cardiovasc. Med. 2023; 10:1185001.
11. Winkelmayer WC, Kewalramani R, Rutstein M, et al. Pharmacoepidemiology of anemia in kidney transplant recipients. J Am Soc Nephrol. 2004; 15:1347-1352.
12. Shiferaw WS, TY Akalu, and YA Aynalem. Risk factors for anemia in patients with chronic renal failure: A systematic review and meta-analysis. Ethiop J Health Sci. 2020; 30(5):829-842.
13. Gafter-Gvili A, et al. Posttransplantation anemia in kidney transplant recipients: A retrospective cohort study. Medicine (Baltimore). 2017; 96(32):e7735.
14. Friend P, Russ G, Oberbauer R, et al. Incidence of anemia in sirolimus-treated renal transplant recipients: The importance of preserving renal function. Transpl Int. 2007; 220:754-760.