ỨNG DỤNG KHÁNG NGUYÊN NS1 TÁI TỔ HỢP GỘP BỐN TÝP VIRUS DENGUE ĐỂ PHÁT HIỆN KHÁNG THỂ IgM/IgG TRONG MÁU BỆNH NHÂN MẮC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

Hoàng Xuân Cường1,2,, Đỗ Như Bình1, Vũ Tùng Sơn1, Nguyễn Thái Quỳnh Anh1, Vũ Minh Thương3, Võ Thị Bích Thủy3
1 Học viện Quân y
2 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Bộ Y tế
3 Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Virus Dengue (DENV) gây bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD), được truyền qua muỗi Aedes aegypti, gồm bốn týp khác nhau (DEN-1 đến DEN-4). Kháng nguyên NS1 là dấu ấn sinh học quan trọng trong việc chẩn đoán SXHD thông qua các xét nghiệm miễn dịch đặc hiệu. Mục tiêu: Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của kháng nguyên NS1 tái tổ hợp gộp 4 chủng để phát hiện kháng thể kháng DENV bằng kỹ thuật ELISA. Phương pháp nghiên cứu: Dùng kỹ thuật ELISA gián tiếp sử dụng kháng nguyên tái tổ hợp rAgNS1-DENV1-4 có khả năng nhận diện cho cả 4 chủng Dengue nhằm phát hiện kháng thể IgM/IgG trong mẫu máu bệnh nhân (BN) mắc SXHD. So sánh độ nhạy, độ đặc hiệu với xét nghiệm real-time PCR. Kết quả: Xét nghiệm miễn dịch ELISA gián tiếp sử dụng kháng nguyên rAgNS1-DENV1-4 cho độ nhạy 95,9% và độ đặc hiệu 99,33% với ngưỡng cut-off 0,353. Giá trị tiên đoán dương tính là 95,21%, và giá trị tiên đoán âm tính là 99,43%. Kết luận: Kháng nguyên tái tổ hợp rAgNS1-DENV1-4 đạt ngưỡng giá trị tin cậy trong xét nghiệm miễn dịch phát hiện kháng thể IgM/IgG ở mẫu máu BN mắc SXHD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. W Dengue. Guidelines for diagnosis, Treatment. Prevention and Control. (No Title). 2009.
2. DJ Gubler. Epidemic dengue/ dengue hemorrhagic fever is a public health, social, and economic problem in the 21st century. Trends Microbiol. 2002; 10(2):100-103.
3. DL Akey, et al. Flavivirus NS1 crystal structures reveal a surface for membrane association and regions of interaction with the immune system. Science. 2014; 343(6173):881.
4. DR Glasner, H Puerta-Guardo, PR Beatty, and E Harris. The good, the bad, and the shocking: The multiple roles of dengue virus nonstructural protein 1 in protection and pathogenesis. Annu Rev Virol. 2018; 5:227-253.
5. MA Kabir, H Zilouchian, MA Younas, and W Asghar. Dengue detection: Advances in diagnostic tools from conventional technology to point of care. Biosensors (Basel). 2021; 11(7):206.
6. EK Alidjinou, S Tardieu, I Vrenken, D Hober, and AC Gourinat. Prospective evaluation of a commercial dengue ns1 antigen rapid diagnostic test in New Caledonia. Microorganisms. 2022; 10(2):346.
7. LT Liu, et al. Comparison of two rapid diagnostic tests during a large dengue virus serotype 3 outbreak in the Solomon Islands in 2013. PLoS One. 2018; 13(8):e0202304.
8. RS Lanciotti, CH Calisher, DJ Gubler, GJ Chang, and AV Vorndam. Rapid detection and typing of dengue viruses from clinical samples by using reverse transcriptase-polymerase chain reaction. J Clin Microbiol. 1992; 30(3):545-551.
9. S Suwarto, et al. Dengue score: A proposed diagnostic predictor for pleural effusion and/or ascites in adults with dengue infection. BMC Infect Dis. 2016; 16(1):1-7.
10. P Tontulawat, P Pongsiri, C Thongmee, A Theamboonlers, N Kamolvarin, and Y Poovorawan. Evaluation of rapid immunochromatographic NS1 test, anti-dengue IgM test, semi-nested PCR and IgM ELISA for detection of dengue virus. Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health. 2011; 42(3):570.
11. Yow KS, et al. Rapid diagnostic tests for the detection of recent dengue infections: An evaluation of six kits on clinical specimens. PLoS One. 2021; 16(4):e0249602.
12. Haider M, et al. Diagnostic accuracy of various immunochromatographic tests for NS1 antigen and IgM antibodies aetection in acute Dengue virus infection. International Journal of Environmental Research and Public Health. 2022; 19(14):8756.