THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ SIÊU ÂM DOPPLER ĐỘNG MẠCH Ở HỌC VIÊN PHI CÔNG QUÂN SỰ KHI LUYỆN TẬP TRÊN MÁY MÔ PHỎNG QUÁ TẢI BAY STATOERGOMETR

Đặng Quốc Huy1, , Blaginin Andrei Alexandrovich2, Lapshina Tatiana Alexandrovna2, Anhienkov Oleg Alexandrovich2, Lê Văn Hướng 1, Nguyễn Xuân Kiên1
1 Học viện Quân y
2 Khoa Y học hàng không Vũ trụ, Học viện Quân y SM Kirov Liên bang Nga

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sự biến đổi chỉ số vận tốc tâm thu tối đa (Vps) và chỉ số trở kháng thành mạch (RI) động mạch (ĐM) đùi nông và ĐM khoeo bên phải, ĐM cảnh chung trái trước, trong và sau khi tiến hành nghiệm pháp statoergometric ở học viên phi công quân sự. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích sự thay đổi của các chỉ số Vps và RI ĐM đùi nông và ĐM khoeo bên phải, ĐM cảnh chung trái bằng phương pháp siêu âm Doppler khi tiến hành nghiệm pháp statoergometric trên 67 học viên phi công quân sự. Kết quả: Sức căng cơ tĩnh chi dưới đã dẫn đến co các ĐM: Ở ĐM đùi nông, chỉ số Vps giảm và RI tăng (p < 0,01); ở ĐM khoeo, Vps tăng (p < 0,05) và RI không đổi; ở ĐM cảnh chung, Vps và RI giảm (p < 0,01). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Sau khóa tập luyện, các chỉ số Vps mạch chi dưới đều giảm (p < 0,05) ở trạng thái gắng sức tối đa. Kết luận: Khi thực hiện bài kiểm tra trên máy statoergometr đã diễn ra sự co cơ chi dưới, dẫn đến hạn chế dòng máu đi xuống các chi và đẩy khối lượng máu lên não, giúp giảm nguy cơ mất ý thức khi gặp quá tải bay đầu - chậu (G+). Sau khóa tập luyện, cơ thể đã điều hòa và thích nghi tốt với trạng thái gắng sức như quá tải bay trên máy statoergometr.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Borixov BM, Rumak VS,Ushakov VS, Bukhtiarov IB, Quách Văn Mích, Phạm Xuân Ninh, Hoàng Ánh Tuyết và CS. Nghiên cứu khả năng thích nghi của phi công quân sự Việt Nam với các loại máy bay hiện đại do Nga sản xuất. Đề xuất các biện pháp bảo vệ sức khỏe nhằm đảm bảo an toàn bay và kéo dài tuổi bay cho phi công. Tạp chí Sinh thái và sức khỏe con người: Tài liệu hội thảo khoa học- Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga. Hà Nội. 2010; 173-186.
2. Phạm Xuân Ninh, Trần Thanh Tuấn, Lê Tiến Hải, Nguyễn Minh Hải. Nghiên cứu điều kiện lao động và một số chỉ số sinh lý của phi công quân sự Việt nam lái các loại máy bay hiện đại do Liên bang Nga sản xuất. Tạp chí khoa học và công nghệ nhiệt đới. Số 08. 6/2015; 72-80.
3. Quân chủng Phòng không Không quân - Viện y học Hàng không. Giáo trình y học hàng không. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. 2004; 352t; 48-60.
4. Хоменко М.Н., Вартбаронов Р.А., Вовкодав В.С. и др. Обоснование методики статоэргометрической пробы с целью прогнозирования переносимости пилотажных перегрузок у летного состава высокоманевренных самолетов // Авиакосм. и экол. мед. 2019. Т. 53. № 7. С. 76-83.
5. Благинин А.А. Авиационная и космическая медицина с физиологией летного труда: Учебник ВМедА им. С.М. Кирова. СПб., 2017.
6. Шумилина М.В. Возможности ультразвуковой допплерографии и дуплексного сканирования в диагностике стенозирующих поражений сонных артерий: Дис. … канд. мед. наук. М., 1998
7. Hoffman J. Physiological aspects of sport training and performance // Human Kinetics. 2002.
8. Засядько К.И. и др. Методика физической подготовки летного состава для формирования психофизиологической устойчивости к воздействию перегрузок маневрирования // Вопросы здравоохранения. 2016. № 2. С. 52-62.
9. Клишин Г.Ю. Тренировочные комплексы подготовки летного состава к воздействию пилотажных перегрузок // Вестник ТГУ. 2019. № 4 (55). С. 35-44.