KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CÓ THỂ PHÒNG NGỪA, GIẢM GÁNH NẶNG TRÊN BỆNH NHÂN RUNG NHĨ

Vũ Học Huấn1, , Nguyễn Văn Tình2, Lương Văn Nam1
1 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng
2 Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng một số yếu tố nguy cơ có thể phòng ngừa, giảm gánh nặng trên nhóm bệnh nhân (BN) rung nhĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả trên 60 BN rung nhĩ vĩnh viễn điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng từ tháng 10/2023 - 12/2023. Kết quả: 45,00% BN có chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥ 23; 10,00% có rối loạn chuyển hóa lipid và 8,33% có đái tháo đường. 71,67% trong tổng số các trường hợp có kết hợp suy tim; 26,67% BN ít nguy cơ đột quỵ. Kết luận: Các nhóm BN có BMI cao, có rối loạn chuyển hóa cần lên kế hoạch cải thiện, theo dõi và điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Patel NJ, Deshmukh A, Pant S, Singh V, Patel N, Arora S, Shah N, Chothani A, Savani GT, Mehta K, Parikh V, Rathod A, Badheka AO, Lafferty J, Kowalski M, Mehta JL, Mitrani RD, Viles-Gonzalez JF, Paydak H. Contemporary trends of hospitalization for atrial fibrillation in the United States, 2000 through 2010: Implications for healthcare planning. Circulation. 2014; 129:2371-2379.
2. Link MS, Haïssaguerre M, Natale A. Ablation of atrial fibrillation: Patient selection, periprocedural anticoagulation, techniques, and preventive measures after ablation. Circulation. 2016; 134:339-352.
3. Malmo V, Nes BM, Amundsen BH, Tjonna AE, Stoylen A, Rossvoll O, Wisloff U, Loennechen JP. Aerobic interval training reduces the burden of atrial fibrillation in the short term: A randomized trial. Circulation. 2016; 133:466-473.
4. Lip GY, Nieuwlaat R, Pisters R, Lane DA, Crijns HJ. Refining clinical risk stratification for predicting stroke and thromboembolism in atrial fibrillation using a novel risk factor-based approach: The euro heart survey on atrial fibrillation. Chest. 2010 Feb; 137(2):263-272.
5. Zathar Z, Karunatilleke A, Fawzy AM, Lip GYH. Atrial Fibrillation in Older People: Concepts and Controversies. Front Med (Lausanne). 2019 Aug 8; 6:175.
6. Lee YS, Yang PS, Jang E, Kim D, Yu HT, Kim TH, Uhm JS, Sung JH, Pak HN, Lee MH, Joung B. Association between Obesity and heart failure and related atrial fibrillation: Patient-level data comparisons of two cohort studies. Yonsei Med J. 2024 Jan; 65(1):10-18.
7. Lancini D, Sun J, Mylonas G, Boots R, Atherton J, Prasad S, Martin P. Predictors of new onset atrial fibrillation burden in the critically ill. Cardiology. 2023 Oct 7.
8. Chamberlain, A. M. et al. Metabolic syndrome and incidence of atrial fbrillation among blacks and whites in the Atherosclerosis Risk in Communities (ARIC) Study. Am. Heart J. 2010; 159:850-856.
9. J Gumprecht, G Y H Lip, A Sokal, B Sredniawa, J Stokwiszewski, T Zdrojewski, T Grodzicki, J Kazmierczak, G Opolski, Z Kalarus, Impact of diabetes mellitus severity, treatment regimen and glycaemic control on atrial fibrillation prevalence. A report from the NOMED-AF prospective cross-sectional observational study. European Heart Journal. November 2023; 44(2): ehad655.448.
10. lrabadi N, Al-Nusair M, El-Zubi FK, Tashtoush M, Alzoubi O, Khamis S, Masadeh MM, Alzoubi KH, Al-Hiari M, Hammoudeh A. Evaluation of clinical, echocardiographic, and therapeutic characteristics, and prognostic outcomes of coexisting heart failure among patients with atrial fibrillation: The Jordan Atrial Fibrillation (JoFib) study. Curr Vasc Pharmacol. 2023 Nov 30.