NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ Ở NAM GIỚI NGƯỜI VIỆT NAM BẰNG HỆ THỐNG VIENNA TEST SYSTEM

Nguyễn Minh Phương1, , Phan Văn Mạnh1, Nguyễn Hữu Bền1, Phạm Thị Diệu Hương2, Hoàng Phúc Thành3
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
3 Viện Y học Phòng không - Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm tâm sinh lý ở nam giới người Việt Nam từ 17 - 57 tuổi bằng hệ thống Vienna Test System (VTS) tại Viện Y học Phòng không - Không quân từ năm 2020 - 2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp phân tích các chỉ tiêu tâm sinh lý bằng hệ thống VTS trên 900 nam giới trong độ tuổi từ 17 - 57. Kết quả: Trong bài kiểm tra đánh giá tư duy và khả năng chú ý lựa chọn (COG), nhóm học sinh và sinh viên có khả năng tốt nhất. Đối với bài kiểm tra khả năng chịu đựng với stress (DT), nhóm học sinh, sinh viên cho kết quả tốt hơn đáng kể so với nhóm quân nhân. Với bài kiểm tra đánh giá khả năng định hướng hình ảnh (LVT), nhóm quân nhân cho kết quả làm đúng tốt hơn, tuy nhiên tốc độ làm bài còn chậm hơn so với nhóm học sinh, sinh viên. Kết luận: Trong đánh giá COG và DT, đối tượng trẻ tuổi như học sinh, sinh viên có xu hướng làm tốt hơn; trong khi đó, những người lớn tuổi có lợi thế hơn trong đánh giá LVT về số lần trả lời đúng, nhưng có tốc độ chậm hơn so với người trẻ tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Matthew Morrison, David T Martin, Scott Talpey, et al. A systematic review on fitness testing in adult male basketball players: Tests adopted, characteristics reported and recommendations for practice. Sports Medicine. 2022; 52:1491-1532.
2. Học viện Quân y. Giáo trình Sinh lý lao động Quân sự. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. 2017.
3. Marta Szczypińska, Mirosławmikicin. Does attention training induce any changes in the level of the selected cognitive processes in handball players. Journal of Physical Education and Sport. 2019; 19(4):1445-1452.
4. Nils Schumacher, Mike Schmidt, Kai Wellmann, et al. General perceptual-cognitive abilities: Age and position in soccer. Plos One. 2018; 13(8):e0202627.
5. Gianclaudio Casutt, Nathan Theill, Mike Martin, et al. The drive-wise project: Driving simulator training increases real driving performance in healthy older drivers. Frontiers in Aging Neuroscience. 2014; 6(85):1-14.
6. Brigitta Kiss, László Balogh. A study of key cognitive skills in handball using the Vienna test system. Journal of Physical Education and Sport. 2019; 19(1):733-741.
7. G Schuhfried. Manual Visual Pursuit Test. Landesgericht Wr. Neustadt. 2011.
8. Dávid Horváth, János Négyesi, Tamás Győri, et al. Application of a reactive agility training program using light-based stimuli to enhance the physical and cognitive performance of car racing drivers: A randomized controlled trial. Sports Medicine - Open. 2022; 8(113):2-17.