CĂN NGUYÊN VÀ TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP TẠI TRUNG TÂM HỒI SỨC CẤP CỨU - CHỐNG ĐỘC, BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát căn nguyên và tình trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thường gặp tại Trung tâm Hồi sức cấp cứu - Chống độc (HSCC-CĐ), Bệnh viện Quân y 103. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dịch tễ học mô tả kết hợp phân tích labo trên 282 chủng vi khuẩn phân lập được qua các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân (BN) điều trị nội trú tại Trung tâm HSCC-CĐ, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01/2020 - 12/2021. Kết quả: 282 chủng vi khuẩn gây bệnh phân lập được, đa số từ đường hô hấp (56,4%) và đường máu (29,4%). Vi khuẩn Gram âm chiếm 87,6%, Gram dương chiếm 12,4%. Trong nhóm vi khuẩn Gram âm, thường gặp nhất là A. baumannii và P. aeruginosa (đều chiếm 29,4%). S. aureus chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm vi khuẩn Gram dương (3,9%), tiếp đến là S. pneumoniae (1,4%) và E. faecalis (1,1%). Tình trạng kháng kháng sinh: A. baumannii kháng với Meropenem (96,3%), Imipenem (100%); Colistin (62,8%); Amikacin (89,1%). P. aeruginosa kháng với Imipenem (87,5%); Meropenem (77,5%); Amikacin (62,4%); Colistin (47,4%). S. aureus kháng Cefoxitin (75%), kháng với Ceftriaxone (62,5%), Meropenem (70,0%), Moxifloxacin (50,0%), còn nhạy cảm với Vancomycin (85,7%); Linezolid và Tigercylin đều 100,0%. Kết luận: Các chủng vi khuẩn phân lập được tại Trung tâm HSCC-CĐ thường là vi khuẩn Gram âm, bệnh phẩm từ đường hô hấp và hầu hết có tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kháng kháng sinh, Vi khuẩn gây bệnh, Trung tâm Hồi sức Cấp cứu - chống độc
Tài liệu tham khảo
2. Patel J, Weinstein M, Eliopoulos G. M100 Performance standards for antimicrobial susceptibility testing. Reference Source. 2017.
3. Bùi Hồng Giang. Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn và điều trị nhiễm khuẩn Bệnh viện tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai năm 2012. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại Học Y Hà Nội. 2013.
4. Maki DG, Crnich CJ, Safdar NJC. Nosocomial infection in the intensive care unit. Critical Care Medicine. 2008; 1003.
5. Dasgupta S, Das S, Chawan NS, et al. Nosocomial infections in the intensive care unit: Incidence, risk factors, outcome and associated pathogens in a public tertiary teaching hospital of Eastern India. Indian J Crit Care Med. 2015; 19(1):14-20.
6. Osih RB, McGregor JC, Rich SE, et al. Impact of empiric antibiotic therapy on outcomes in patients with Pseudomonas aeruginosa bacteremia. Antimicrob Agents Chemother. 2007; 51(3):839-844.
7. Turner PJ. MYSTIC Europe 2007: Activity of meropenem and other broad-spectrum agents against nosocomial isolates. Diagnostic Microbiology and Infectious Disease. 2009; 63(2):217-222.
8. Chen LK, Kuo SC, Chang KC, et al. Clinical antibiotic-resistant acinetobacter baumannii strains with higher susceptibility to environmental phages than antibiotic-sensitive strains. Sci Rep. 2017; 7(1):6319.
9. Lê Văn Nam. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tính kháng kháng sinh, gen kháng thuốc của Staphylococcus aureus, Escherichia coli ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (10/2012 - 6/2014). Luận án Tiến sĩ y học. Học viện Quân y. 2017.