NGUY CƠ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 THEO THANG ĐIỂM ADA Ở ĐỐI TƯỢNG RỐI LOẠN LIPID MÁU

Lê Đình Tuân1, Vũ Đức Chiến2, Nguyễn Tiến Sơn1, , Nguyễn Huy Thông1, Lương Công Thức3, Nguyễn Duy Toàn3, Dương Huy Hoàng4
1 Bộ môn Khớp và Nội tiết, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
2 Bệnh viện Quân y 121
3 Bộ môn Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
4 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nguy cơ đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 bằng thang điểm ADA (American Diabetes Association) ở đối tượng rối loạn lipid máu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 250 cán bộ, học viên Học viện “X” khám sức khỏe định kỳ năm 2022 tại Bệnh viện Quân y 103. Kết quả: Điểm nguy cơ ĐTĐ theo thang điểm ADA ở đối tượng nghiên cứu là 2,75 ± 1,32 điểm, điểm nguy cơ ở nam giới cao hơn nữ giới có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); tỷ lệ nguy cơ cao bị ĐTĐ ở nam là 11,5%, nữ là 4,5%, tỷ lệ chung là 9,6%. Có mối tương quan thuận, mức độ vừa giữa nồng độ cholesterol, triglycerid, LDL-C với điểm nguy cơ theo ADA có ý nghĩa thống kê (hệ số tương quan lần lượt là: r = 0,351, r = 0,325 và r = 0,412, p < 0,001). Mô hình hồi quy logistic đa biến cho thấy nguy cơ cao mắc ĐTĐ týp 2 có liên quan có ý nghĩa thống kê với tăng cholesterol máu (OR = 4,40, 95%CI: 1,62 - 11,94). Kết luận: Điểm nguy cơ ĐTĐ theo thang điểm ADA ở đối tượng nghiên cứu là 2,75 ± 1,32 điểm, tỷ lệ nguy cơ cao bị ĐTĐ ở nam là 11,5%. Nguy cơ cao bị ĐTĐ có liên quan đến rối loạn lipid máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Quyết định 3879 /QĐ-BYT ban hành ngày 30/9/2014 về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết - chuyển hóa, chủ biên, Nguyễn Thị Xuyên. Hà Nội. 2014:174-264.
2. Đỗ Ích Thành và CS. Dự báo nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 theo thang điểm Findrisc ở người dân tại thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Y học Dự phòng. 2017; 8(27):137.
3. Đoàn Phước Thuộc, Nguyễn Thị Hường, Phan Thị Thùy Linh và CS. Các yếu tố liên quan đến dự báo nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 trong 10 năm tới theo thang điểm FINDRISC ở người dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Journal of Medicine and Pharmacy. 2022:84-92.
4. Phạm Trường Sơn, Dương Văn Thiện, Lương Công Thức. Đánh giá mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với một số yếu tố nguy cơ môi trường làm việc ở bộ đội tàu ngầm. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 513(2).
5. Trương Hồng Sơn, Lưu Liên Hương, Lê Việt Anh và CS. Thực trạng rối loạn cholesterol máu ở người trưởng thành thừa cân béo phì độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 516(1).
6. American Diabetes Association. Standards of medical care in diabetes-2022 abridged for primary care providers. Clinical Diabetes. 2022; 40(1):10-38.
7. International Diabetes Federation. IDF Diabetes Atlas 10th edition. International Diabetes Federation, Brussels, Belgium. 2021:1-141.
8. J Lindström, J Tuomilehto. The diabetes risk score: A practical tool to predict type 2 diabetes risk. Diabetes Care. 2003;26(3):725-731.
9. SM Grundy, JI Cleeman, SR Daniels, et al. Diagnosis and management of the metabolic syndrome: An American Heart Association/National Heart, Lung, and Blood Institute Scientific Statement. Circulation. 2005; 112(17):2735-2752.
10. Yasmin Akhtar, MudassirA Khan, MuhammadS Khan, MuhammadK Malik, Gulalai Rehman & Seemin Kashif. Relationship of serum adiponectin levels with lipid profile in diabetic and non-diabetic pregnant women. Nigerian Journal of Basic and Clinical Sciences. 2023; 20(1):46.