KHẢO SÁT NGUY CƠ TÉ NGÃ CỦA NGƯỜI BỆNH PARKINSON TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Nguyễn Thị Hoa1, Dương Huy Hoàng1, Lê Đình Tuân2, Nguyễn Tiến Sơn2, , Phạm Thị Kim Liên3
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
2 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
3 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và xác định một số yếu tố nguy cơ té ngã của người bệnh (NB) Parkinson. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 169 NB Parkinson tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Bộ công cụ thang đo nguy cơ tá ngã quốc tế (FES-I) được dùng nhằm đánh giá nguy cơ té ngã. Mô hình hồi quy tuyến tính để tìm hiểu các yếu tố liên quan nguy cơ té ngã của NB Parkinson. Kết quả: Nhóm tuổi hay gặp là 65 - 79 tuổi, tỷ lệ nam, nữ tương đương nhau, thời gian mắc bệnh trung bình là 6,9 ± 3,1 năm, NB Parkinson thường ở giai đoạn 2,3 theo phân độ Hoehn và Yahr. Tỷ lệ mức độ nguy cơ ngã của NB theo thang đo nguy cơ té ngã quốc tế (Fall Efficacy Scale-International - FES-I) lần lượt là nguy cơ cao 40,2%; nguy cơ vừa 26,6%; nguy cơ thấp 14,8% và không có nguy cơ 18,4%. Điểm FES-I tương quan đồng biến với tuổi của NB, giai đoạn bệnh theo phân độ Hoehn và Yahr, mức độ rối loạn vận động theo thang đo thống nhất đánh giá bệnh Parkinson (Unified Parkinson Disease Rating Scale - UPDRS). Kết luận: Bệnh Parkinson phần lớn gặp ở người cao tuổi, nguy cơ té ngã ở NB Parkinson có mối liên quan với tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ rối loạn vận động.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Đức Hinh. Bệnh Parkinson, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2008.
2. Món Thị Uyên Hồng và CS. Rối loạn vận động, biến chứng vận động và ngã ở người bệnh Parkinson giai đoạn 3 và 4 theo Hoehn và Yahr, hội nghị khoa học toàn quốc 2022. Tạp chí Thần kinh học Việt Nam. 2022; 35:5-12.
3. Nguyễn Anh Tuấn, Ngô Thị Huyền và Hiếu Phạm Đức. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ sọ não 3.0T của BN Parkinson. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tạp chí Thần kinh học Việt Nam. 2021; 31:83-90.
4. Daniel SE, Lees AJ. Parkinson's Disease society brain bank, London: Overview and research. Journal of Neural transmission. Supplementum. 1993; 39:165-172.
5. Kalilani L, et al. Comparing the incidence of falls/fractures in Parkinson’s disease patients in the US population. PLoS ONE. 2016.
6. Kempen GI. Cross-cultural validation of the Falls Efficacy Scale International (FES-I) in older people: Results from Germany, the Netherlands and the UK were satisfactory. Disability and Rehabilitation. 2007; 29(2):155-162.
7. Temitope Hannah Farombi, Mayowa O Owolabi và Adesola Ogunniyi. Falls and their associated risks in Parkinson’s disease patients in Nigeria. J Mov Disord. 2016; 9(3):160-165.
8. Chidume Tiffani. Promoting older adult fall prevention education and awareness in a community setting: A nurse-led intervention. Applied Nursing Research. 2021; 57:151-392.