ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN CỦA NỒNG ĐỘ cf DNA-EBV HUYẾT TƯƠNG TRƯỚC ĐIỀU TRỊ VỚI ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ SAU HÓA CHẤT DẪN ĐƯỜNG TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ VÒM MŨI HỌNG GIAI ĐOẠN III-IVa

Đỗ Lan Hương1,, Nghiêm Đức Thuận1, Nguyễn Văn Ba2
1 Bộ môn Tai Mũi Họng, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
2 Phòng Khoa học Quân sự, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan của nồng độ cf DNA - EBV huyết tương trước điều trị với đáp ứng điều trị sau hoá chất dẫn đường ở bệnh nhân (BN) ung thư biểu mô vòm mũi họng (UTBMVMH) giai đoạn III - IVa. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh, tiến cứu đánh giá tương quan có theo dõi dọc trên 88 BN tại Bệnh viện K từ tháng 8/2021 - 11/2022. Kết quả: Sau hoá chất dẫn đường, BN đáp ứng điều trị một phần tại u và hạch đều là 90,9%; 98,9% đáp ứng chung. Nồng độ cf DNA - EBV huyết tương cao nhất ở nhóm > 1.500 copy/mL tại tất cả các giai đoạn T, N và TNM, cao nhất ở T3 là 43.995,67 copy/mL và thấp nhất ở T1 là 9.439,20 copy/mL. N0 cao nhất là 67.178,50 copy/mL và N3 thấp nhất là 22.291,02 copy/mL. Nồng độ cf DNA - EBV huyết tương trung bình giai đoạn III là 30.887,75 copy/mL, giai đoạn IVa là 36310,71 copy/mL, chung là 33670,20 copy/mL. Nồng độ cf DNA - EBV huyết tương > 1.500 copy/mL chiếm 85,2% và ở giai đoạn III là 85,6%, giai đoạn IVa là 84,8%. Nồng độ cf DNA - EBV huyết tương trước điều trị tỷ lệ thuận với đáp ứng điều trị tại u, tại hạch và đáp ứng điều trị chung với hệ số tương quan tương ứng 0,174, 0,157 và 0,040. Kết luận: Sau hoá chất dẫn đường, BN chủ yếu đáp ứng điều trị một phần. Nồng độ cf DNA - EBV huyết tương chủ yếu ở nhóm > 1.500 copy/mL và nồng độ càng cao thì đáp ứng điều trị sau hoá chất dẫn đường càng tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bongiovanni A, et al. Induction chemotherapy plus concomitant chemoradiotherapy in nasopharyngeal carcinoma: An updated network meta-analysis. Crit Rev Oncol Hematol. 2021; 160:103-244.
2. Li W, et al. Long-term monitoring of dynamic changes in plasma EBV DNA for improved prognosis prediction of nasopharyngeal carcinoma. Cancer Med. 2021; 10(3):883-894.
3. He SS, et al. Dynamic changes in plasma Epstein-Barr virus DNA load during treatment have prognostic value in nasopharyngeal carcinoma: A retrospective study. Cancer Med. 2018; 7(4):1110-1117.
4. Đỗ Trâm Anh. Nghiên cứu mối tương quan giữa nồng độ cf DNA-EBV trong huyết tương với các thể mô bệnh học, giai đoạn và quá trình điều trị bệnh ung thư vòm mũi họng. Luận văn bác sỹ nội trú. Học viện Quân y. 2019.
5. Phan Huy Tần. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng. Đại học Y Hà Nội, Luận án Tiến sỹ Y học. 2018.
6. Anthony TC Chan, et al. Analysis of plasma epstein barr virus dna in nasopharyngeal cancer after chemoradiation to identify high risk. Journal Of Clinical Oncology, volume 36, number 31. 2018.
7. Wang P, et al. Treatment outcomes of induction chemotherapy combined with intensity-modulated radiotherapy and adjuvant chemotherapy for locoregionally advanced nasopharyngeal carcinoma in Southeast China. Medicine (Baltimore). 2021; 100(33):e27023.
8. Zeng YY, et al. The comparison of prognostic value of tumour volumetric regression ratio and RECIST 1.1 criteria after induction chemotherapy in locoregionally advanced nasopharyngeal carcinoma. Oral Oncol. 2020; 111:104924.
9. Zhao FP, LX, et al. Levels of plasma Epstein-Barr virus DNA prior and subsequent to treatment predicts the prognosis of nasopharyngeal carcinoma. Oncol Lett. 2015; 10(5):2888-2894.
10. Lee VHF, et al. Prognostication of serial post-intensity-modulated radiation therapy undetectable plasma EBV DNA for nasopharyngeal carcinoma. Oncotarget. 2017; 8(3):5292-5308.