SO SÁNH TỶ LỆ CÓ THAI CHUYỂN PHÔI ĐÔNG LẠNH GIỮA 2 NHÓM TRƯỞNG THÀNH NOÃN BẰNG GNRH ĐỒNG VẬN SO VỚI HCG

Hoàng Thị Thanh Thuỷ1, Dương Hồng Oanh2, Hồ Sỹ Hùng1, Trịnh Thế Sơn3,
1 Bộ môn Phụ sản, Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Đông Anh
3 Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh tỷ lệ có thai sau chuyển phôi đông lạnh giữa hai nhóm trưởng thành noãn bằng GnRH đồng vận so với hCG. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập hồi cứu phân tích 219 chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Quốc gia từ 01/01/2020 - 31/12/2020. Kết quả: Bệnh nhân (BN) nhóm GnRHa có số noãn thu được cao hơn so với nhóm hCG (22,9 ± 8,8 so với 16,8 ± 5,8); số noãn trưởng thành MII trung bình cao hơn (17,5 ± 8,4 so với 13,5 ± 5,0); số phôi trung bình cao hơn (9,3 ± 5,3 so với 6,2 ± 3,7). Tuy nhiên, tỷ lệ noãn trưởng thành MII (77,3% ở nhóm GnRHa so với 81,5% ở nhóm hCG) và tỷ lệ thụ tinh (72,2% ở nhóm GnRHa so với 74,7% ở nhóm hCG) là tương đương. Kết quả có thai của hai nhóm gây trưởng thành noãn bằng GnRHa và hCG là tương đương nhau: Tỷ lệ có thai (63,7% so với 54,1%), tỷ lệ thai lâm sàng (50,1% so với 45%) và tỷ lệ thai diễn tiến (44,5% so với 39,4%). Kết luận: Gây trưởng thành noãn bằng GnRHa không ảnh hưởng đến tỷ lệ có thai trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh. Tỷ lệ có thai sau chuyển phôi đông lạnh ở nhóm trưởng thành noãn bằng GnRH đồng vận và hCG tương đương nhau.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Youssef MA, Van der Veen F, Al-Inany HG, et al. Gonadotropin-releasing hormone agonist versus HCG for oocyte triggering inantagonist assisted reproductive technology cycles. Cochrane DatabaseSyst Rev. 2011; 1.
2. Atkinson P, Koch J, Ledger WL. Gn RH agonist trigger and a freeze-allstrategy to prevent ovarian hyperstimulation syndrome: A retrospectivestudy of OHSS risk and pregnancy rates. Aust N Z J Obstet Gynaecol. 2014; 54(6):581-585.
3. Borges Jr E, Braga DP, Setti AS, et al. Strategies for the management of OHSS: Results from freezing-all cycles. JBRA Assist Reprod. 2016; 20(1):8-12.
4. Kaye L, Marsidi A, Rai P, et al. Frozen blastocyst transfer outcomes inimmediate versus delayed subsequent cycles following GnRH agonist orhCG triggers. J Assist Reprod Genet. 2018; 35(4):669-675.
5. Vương Thị Ngọc Lan, Giang Huỳnh Như. Sử dụng GnRH đồng vận thay thế hCG trong khởi động trưởng thành noãn ở chu kỳ kích thích buồng trứng bằng phác đồ GnRH đối vận. Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh. 2012; 16(1):175-179.
6. La Thị Phương Thảo. So sánh hiệu quả phòng ngừa hội chứng quá kích buồng trứng và chất lượng noãn của phác đồ gây trưởng thành noãn bằng GnRH agonist và hCG. Luận văn thạc sĩ y học. Đại học Y Hà Nội. 2017.
7. Helle Ejdrup Bredkjær, Peter Humaidan, Lars Grabow W, et al. 1,500 IU human chorionic gonadotropin administered at oocyte retrievalrescues the luteal phase when gonadotropin-releasing hormone agonist isused for ovulation induction: A prospective, randomized, controlledstudy. Fertility and Sterility. 2010; 93(3):847-854.
8. Fauser BC, De Jong D, Olivennes F, et al. Endocrine profiles aftertriggering of final oocyte maturation with GnRH agonist aftercotreatment with the GnRH antagonist ganirelix during ovarianhyperstimulation for in vitro fertilization. J Clin Endocrinol Metab. 2002; 87(2):709-715.