ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI INTERLEUKIN-6 VÀ INTERLEUKIN-10 SAU GÂY MÊ KHÔNG OPIOID TRONG PHẪU THUẬT CẮT ĐẠI TRỰC TRÀNG

Nguyễn Trung Kiên1, Cao Thị Bích Hạnh2, Vũ Thị Thanh Nga2,
1 Trung tâm Hồi sức Cấp cứu, Học viện Quân y
2 Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự biến đổi interleukin-6 (IL-6), interleukin-10 (IL-10) sau gây mê không opioid trong mổ cắt đại, trực tràng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng trên 98 bệnh nhân (BN) mổ cắt đại, trực tràng được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: Nhóm OA, gây mê có sử dụng opioid (fentanyl, n = 49); nhóm FOA, không sử dụng opioid (n = 49) giảm đau trong mổ bằng truyền tĩnh mạch lidocaine, ketamine kết hợp levobupivacain đường ngoài màng cứng. So sánh nồng độ IL-6, IL-10 huyết thanh tại thời điểm trước mổ (T0), sau mổ 1 giờ (T1) và sau mổ 24h (T2) giữa hai nhóm. Kết quả: Trung vị nồng độ IL-6 ở T0, T1, T2 nhóm FOA, OA lần lượt là 188,9; 93,4; 72,3 và 187,6; 180,5; 188,5 pg/mL (p > 0,05). Trung vị nồng độ IL-10 hai nhóm ở T1 (53,3; 64,2 pg/mL) và T2 (10,3; 13,6 pg/mL) cao hơn so với thời điểm T0, p < 0,05. Nồng độ IL-10 cao nhất tại T1 ở hai nhóm (53,3 và 64,8 pg/mL). Nồng độ IL-10 tại T0, T1, T2 giữa hai nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê p > 0,05. Tỷ số IL-6/IL-10 tại T1 và T2 thấp hơn so với T0 ở cả hai nhóm (p < 0,001). Kết luận: Sau gây mê không opioid trong mổ cắt đại, trực tràng, nồng độ IL-6 giảm dần; IL-10 tăng và cao nhất sau mổ 1 giờ. Tỷ lệ IL-6/IL-10 giảm có ý nghĩa thống kê so với trước gây mê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Salimi A, Sabetkasaei M, Raisi H, et al. Carbamazepine effects on pain management and serum IL-6, IL-10 evaluation in addicted patients undergoing surgery. European Journal of Pharmacology. 2017; 812:184-188.
2. Dai J, Li S, Zheng R, et al. Effect of esketamine on inflammatory factors in opioid-free anesthesia based on quadratus lumborum block: A randomized trial. Medicine. 2023; 102(37):e34975.
3. de Klaver MJ, Buckingham MG, Rich GF. Lidocaine attenuates cytokine-induced cell injury in endothelial and vascular smooth muscle cells. Anesthesia & Analgesia. 2003; 97(2):465-470.
4. Hayashi Y, Kawaji K, Sun L, et al. Microglial Ca2+-activated K+ channels are possible molecular targets for the analgesic effects of S-ketamine on neuropathic pain. Journal of Neuroscience. 2011; 31(48):17370-17382.
5. Roytblat L, Talmor D, Rachinsky M et al. Ketamine attenuates the interleukin-6 response after cardiopulmonary bypass. Anesthesia & Analgesia. 1998; 87(2): 266-271.
6. Roytblat L, Roy-Shapira A, Greemberg L, et al. Preoperative low dose ketamine reduces serum interleukin-6 response after abdominal hysterectomy. Pain Clinic. 1996; 9(3):327-334.
7. Dale O, Somogyi AA, Li Y, et al. Does intraoperative ketamine attenuate inflammatory reactivity following surgery? A systematic review and meta-analysis. Anesthesia & Analgesia. 2012; 115(4):934-943.
8. Zaychenko S, Tkachenko R. Influence of different types of anesthesia on the inflammatory response in laparoscopic hysterectomy. ScienceRise: Medical Science. 2021; 2(41):17-21.
9. Kvarnström AL, Sarbinowski RT, Bengtson JP, et al. Complement activation and interleukin response in major abdominal surgery. Scandinavian Journal of Immunology. 2012; 75(5): 510-516.
10. Gilliland HE, Armstrong MA, Carabine U, et al. The choice of anesthetic maintenance technique influences the antiinflammatory cytokine response to abdominal surgery. Anesthesia & Analgesia. 1997; 85(6):1394-1398.
11. Delogu G, Famularo G, Moretti S, et al. Interleukin-10 and apoptotic death of circulating lymphocytes in surgical/anesthesia trauma. Journal of Trauma and Acute Care Surgery. 2001; 51(1):92-97.