NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ THU TINH TRÙNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP MICRO TESE Ở BỆNH NHÂN KLINEFELTER VÔ TINH

Phạm Đức Minh1, Trịnh Thế Sơn1,, Hồ Sỹ Hùng2, Đoàn Thị Hằng1, Trịnh An Thiên1
1 Viện mô phôi lâm sàng Quân đội, Học viện Quân y
2 Bộ môn Phụ sản, Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu tinh trùng bằng phương pháp Micro TESE (microdissection testicular sperm extraction - micro TESE) ở bệnh nhân (BN) Klinefelter vô tinh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu trên 35 BN Klinefelter vô tinh tại Viện mô phôi lâm sàng Quân đội, Học viện Quân y, Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội và Trung tâm IVF, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội từ tháng    5 - 12/2023. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 34 ± 5 năm. Chiều cao, cân nặng trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu lần lượt là 170 ± 6cm và 67,7 ± 9,3kg. Thời gian vô sinh trung bình là 5,3 ± 4,2 năm. Thể tích tinh hoàn trung bình bên trái và bên phải lần lượt là 1,4 ± 0,5mL và 1,4 ± 0,6mL. Tỷ lệ thu được tinh trùng ở BN Klinefelter vô tinh là 25,7%. Các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng tương tự nhau ở nhóm thu được tinh trùng và nhóm không thu được tinh trùng (p > 0,05). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy BN mắc hội chứng Klinefelter (Klinefelter syndrome: KS) có những đặc điểm lâm sàng điển hình như thân hình cao lớn, tinh hoàn teo nhỏ; nồng độ hormone FSH, LH tăng rất cao. Tỷ lệ thu được tinh trùng bằng vi phẫu micro TESE ở BN Klinefelter là 25,7%. Không tìm thấy mối liên quan giữa khả năng thu tinh trùng của phương pháp micro TESE ở BN mắc KS vô tinh với đặc điểm lâm sàng và các xét nghiệm nội tiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lanfranco F, Kamischke A, Zitzmann M, et al. Klinefelter’s syndrome. The Lancet. 2004; 364(9430): 273-283.
2.Attitudes of Klinefelter men and their relatives towards TESE-ICSI - PubMed.
3. Bernie AM, Mata DA, Ramasamy R, et al. Comparison of microdissection testicular sperm extraction, conventional testicular sperm extraction, and testicular sperm aspiration for nonobstructive azoospermia: A systematic review and meta-analysis. Fertility and Sterility. 2015; 104(5):1099-1103.e3.
4. Trịnh Thế Sơn. Nghiên cứu đặc điểm hình thái ống sinh tinh của bệnh nhân không có tinh trùng trong tinh dịch, đánh giá hiệu quả một số phương pháp hỗ trợ sinh sản. 2011.
5. Nguyễn Thành Như Nam. Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 24-34.
6. Nieschlag E, Behre HM, Wieacker P, et al. Disorders at the testicular level. andrology: Male reproductive health and dysfunction. Springer, Berlin, Heidelberg. 2010:193-238.
7. Esteves S, Miyaoka R, Orosz J, et al. An update on sperm retrieval techniques for azoospermic males. Clinics. 2013; 68(S1):99-110.
8. Boeri L, Palmisano F, Preto M, et al. Sperm retrieval rates in non-mosaic Klinefelter patients undergoing testicular sperm extraction: What expectations do we have in the real-life setting? Andrology. 2020; 8(3):680-687.