NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ NLR, PLR VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH MÁU Ở BỆNH NHÂN U LYMPHO ÁC TÍNH KHÔNG HODGKIN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Nguyễn Thị Thu1, Nguyễn Trọng Hà1, , Nguyễn Văn Bằng1, Tăng Xuân Hòa2, Nguyễn Xuân Khái3
1 Bộ môn - Trung tâm Nội Dã chiến, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
2 Hệ Đại học, Học viện Quân y
3 Bộ môn - Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định ngưỡng giá trị tối ưu của tỷ lệ số lượng tuyệt đối bạch cầu trung tính/bạch cầu lympho (Neutrophile to Lymphocyte Ratio - NLR), tỷ lệ giữa số lượng tiểu cầu/bạch cầu lympho (Platelet to Lymphocyte Ratio - PLR) trong tiên lượng, đáp ứng điều trị bệnh u lympho lành tính không hodgkin (ULATKH) và mối liên quan với một số yếu tố lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, tiến cứu và mô tả cắt ngang trên 31 bệnh nhân (BN) ULATKH điều trị tại Bộ môn - Trung tâm Nội dã chiến, Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 01 - 12/2022 và 31 người khỏe mạnh được khám, xét nghiệm tại phòng khám bệnh tương đồng về tuổi giới; xác định giá trị NLR, PLR và một số chỉ số sinh hóa máu. Kết quả: Tuổi trung bình là 60, nam (67,74%), sút cân (29,03%), ra mồ hôi trộm (16,13%) là hai triệu chứng toàn thân thường gặp nhất; chỉ số toàn trạng PS (Performance Status) 0-2, chủ yếu PS 0-1 (90,32%). BN có hạch to (80,65%), có một nhóm hạch (45,16%). Hoá mô miễn dịch: CD20 (+) (91,30%). Ngưỡng giá trị tối ưu của chỉ số NLR, PLR trong tiên lượng bệnh là: 1,85 và 127,3; có mối liên quan với chỉ số toàn trạng và số nhóm hạch. Kết luận: BN ULATKH tuổi trung bình: 60, nam (67%), điểm toàn trạng chủ yếu PS 0-1; BN đa số có 1 nhóm hạch, triệu chứng toàn thân hay gặp (sút cân và ra mồ hôi trộm). Ngưỡng giá trị tối ưu của chỉ số NLR, PLR trong tiên lượng bệnh là: 1,85 và 127,3. NLR và PLR có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với một số triệu chứng toàn thân, chỉ số toàn trạng và số nhóm hạch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Tuấn Tùng, Phạm Quang Vinh. Nghiên cứu kêt quả ghép tế bào gốc tạo máu tự thân ở bệnh nhân u lympho không hodgkin tế bào B tái phát tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2021; 140(4):171-178.
2. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians. 2021; 71(3):209-249.
3. Lê Huỳnh Đức, Nghiêm Thị Minh Châu. Nghiên cứu giá trị chỉ số NLR, PLR trong dự báo đáp ứng điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ với phác đồ hóa chất có platinum. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 519(2).
4. Phạm Văn Tuyến. Nghiên cứu phân loại u lympho ác tính không Hodgkin tế bào B theo WHO 2008. Trường Đại học Y Hà Nội. 2021.
5. Phạm Xuân Dũng. Đánh giá kết quả điều trị lympho không hodgkin ở người lớn. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2012.
6. Lưu Hùng Vũ. Nghiên cứu điều trị u lympho ác tính không Hodgkin tế bào B lớn lan tỏa với CD20(+) bằng phác đồ RCHOP. 2021.
7. Wang S, Ma Y, Sun L, et al. Prognostic significance of pretreatment neutrophil/lymphocyte ratio and platelet/lymphocyte ratio in patients with diffuse large B-cell lymphoma. BioMed Research International. 2018.
8. Nguyễn Thị Thanh Bình, Tống Xuân Thắng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của u lympho không Hodgkin vùng đầu cổ. 2020.
9. Phạm Thị Quế. Đánh giá kết quả điều trị hóa chất phác đồ r-chop trong u lympho ác tính không hodgkin tế bào B tại Bệnh viện K. Luận văn thạc sĩ y học. Đại học Y Hà Nội. 2012.
10. Shi Y, Han Y, Yang J, et al. Clinical features and outcomes of diffuse large B-cell lymphoma based on nodal or extranodal primary sites of origin: Analysis of 1,085 WHO classified cases in a single institution in China. Chinese Journal of Cancer Research. 2019; 31(1):152.