BÁO CÁO LÂM SÀNG: GÂY MÊ CHO PHẪU THUẬT CẮT RUỘT THỪA NỘI SOI Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG WOLFF-PARKINSON-WHITE

Nguyễn Ngọc Thạch1,, Đào Văn Sơn1, Nguyễn Văn Quỳnh2
1 Bệnh viện Quân y 103, Học viên Quân y
2 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, Học viên Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW) là rối loạn điện sinh lý của tim do kích thích sớm đường dẫn truyền phụ bất thường, có thể không có triệu chứng hoặc chỉ có biểu hiện lâm sàng đánh trống ngực hoặc khó thở khi gắng sức. Gây mê cho bệnh nhân (BN) có bệnh lý tim mạch nói chung và BN có mắc hội chứng WPW nói riêng được phát hiện trên điện tim là thách thức đối với các bác sĩ gây mê vì có thể xảy ra các biến chứng như rối loạn nhịp tim, ngừng tim và tử vong. Chúng tôi báo cáo 01 trường hợp BN nữ 66 tuổi, tiền sử tăng huyết áp (HA), được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp giờ thứ 60 trên BN mắc hội chứng WPW, có chỉ định cắt ruột thừa nội soi dưới gây mê toàn thân mà không có triệu chứng lâm sàng của hội chứng này. Chúng tôi đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để tránh nhịp tim nhanh, chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc và thiết bị, theo dõi chặt chẽ đã mang lại kết quả tốt ở BN này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Morgan GE, Mikhail MS, Murray MJ. Clinical anesthesiology. 4th ed. New York: Lange medical books. McGraw Hill Medical Publishing Division. 2006:435-439.
2. Bengali R, Wellens HJJ, Jiang Y. Perioperative management of the Wolff-Parkinson-White syndrome. J Cardiothorac Vasc Anesth. 2014; 28(5):1375-1386.
3. Stoelting RK, Hines RL, Marschall KE. Abnormalities of cardiac conduction and cardiac rhythm. Stoelting's Anaesthesia and Co-existing Disease. Saunders, Elsevier Philadelphia. 2012.
4. Schoenstadt DA, Whitcher CE. Observations on the mechanism of succinyldicholine-induced cardiac arrhythmias. Anesthesiology. 1963; 24:358-362.
5. Kuner J, Enescu V, Utsu F, Boszormenyi E, Bernstein H, Corday E. Cardiac arrhythmias during anesthesia. Dis Chest. 1967; 52(5):580-587.
6. Klein GJ, Bashore TM, Sellers TD, Pritchett EL, Smith WM, Gallagher JJ. Ventricular fibrillation in the Wolff-Parkinson-White syndrome. N Engl J Med. 1979; 301(20):1080-1085.
7. Sahu S, Karna ST, Karna A, Lata I, Kapoor D. Anaesthetic management of Wolff-Parkinson-White syndrome for hysterectomy. Indian J Anaesth. 2011; 55(4):378-380.
8. Seki S, Ichimiya T, Tsuchida H, Namiki A. A case of normalization of Wolff-Parkinson-White syndrome conduction during propofol anesthesia. Anesthesiology. 1999 Jun; 90(6): 1779-1781.
9. Udaybhaskar V, Sreemayee C, Ingley P. Wolff-Parkinson-White syndrome: Implications for an anaesthesiologist. Journal of Neuronaesthesiology and Critical Care. 2017; 4:49-52.
10. Sabuncu Ü, Yağar S, Yömen Vy. Normalization of electrocardiography pattern due to anesthesia in a patient with Wolff-Parkinson-White syndrome during non-cardiac surgery. Turkiye Klinikleri Cardiovasc Sci. 2018; 30(2):82-85.
11. Şahin SH., Öztekin I, Kuzucuoğlu A, Aslanoğlu A. Sugammadex use in a patient with Wolff-Parkinson-White (WPW) syndrome. Balkan Med J. 2015; 32:327-329.