PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM TRIỆU CHỨNG NGOÀI VẬN ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN PARKINSON KHỞI PHÁT SỚM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích đặc điểm triệu chứng ngoài vận động và tìm hiểu mối tương quan với một số yếu tố khác của bệnh Parkinson. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có phân tích trên 135 bệnh nhân (BN) Parkinson khởi phát sớm từ tháng 4/2019 - 12/2021. Thông tin của BN được thu thập theo mẫu bệnh án thống nhất. Triệu chứng ngoài vận động được thu thập theo thang điểm NMSS (Non Motor Symtoms Scale). Kết quả: Nhóm triệu chứng “Ngủ/mệt mỏi”, “Tâm trạng/Nhận thức”, “Sự chú ý/trí nhớ”, “Triệu chứng khác”, “Tim mạch”, “Tiêu hóa”, “Tiết niệu”, “Sinh dục”, “Tri giác/ảo giác” chiếm tỷ lệ lần lượt là 91,1%, 86,7%, 81,5%, 68,1%, 65,9%, 57%, 57%, 51,9% và 15,6%. Triệu chứng ngoài vận động (điểm NMSS) có mối tương quan thuận với tuổi khởi phát bệnh (r = 0,359), thời gian mắc bệnh (r = 0,304), mức độ bệnh (điểm UPDRS, r = 0,470), giai đoạn bệnh (điểm H-Y, r = 0,267), đau (điểm KPPS, r = 0,679), trầm cảm (điểm BECK, r = 0,597) và nhận thức (điểm MMSE, r = -0,589). Kết luận: Triệu chứng ngoài vận động rất hay gặp (91,1% BN có ít nhất 1 triệu chứng). Triệu chứng hay gặp và có mức độ nặng hơn là “Ngủ/mệt mỏi” (91,1%), “Tâm trạng/ Nhận thức” (86,7%), “Sự chú ý/trí nhớ” (81,5%), “Tim mạch” (65,9%). Triệu chứng ngoài vận động có mối tương quan với độ tuổi, mức độ, giai đoạn bệnh, mức độ đau, trầm cảm và suy giảm nhận thức.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh Parkinson, Khởi phát sớm, Triệu chứng ngoài vận động
Tài liệu tham khảo
2. Mehanna R, Jankovic J. Young-onset Parkinson's disease: Its unique features and their impact on quality of life. Parkinsonism Relat Disord. 2019; 65:39-48.
3. Ferguson LW, Rajput AH, Rajput A. Early-onset vs. Late-onset Parkinson's disease: A Clinical-pathological study. Can J Neurol Sci. 2016; 43(1):113-119.
4. Tai Ngoc Tran, Uyen Ngoc Le, Ha Tuan Manh, Nguyen Thuan Duc, Nguyen Khang Ngoc Chung, Vo Thuong Huyen Dang, Paula Mai Phuong, Trinh Daniel Truong. The effect of Non-Motor symptoms on Health-Related quality of life in patients with young onset Parkinson’s Disease: A single center Vietnamese Cross-Sectional study. Clinical Parkinsonism & Related Disorders, Volume 5. 2021:100-118.
5. Schrag A, Ben-Shlomo Y, Brown R, Marsden CD, Quinn N. Young-onset Parkinson's disease revisited-clinical features, natural history, and mortality. Mov Disord. 1998; 13(6): 885-894.
6. Hustad E, Myklebust T, Gulati S, Aasly JO. Increased mortality in Young-Onset Parkinson's disease. J Mov Disord. 2021; 14(3):214-220.
7.Spica V, Pekmezović T, Svetel M, Kostić VS. Prevalence of non-motor symptoms in young-onset versus late-onset Parkinson's disease. J Neurol. 2013; 260(1):131-137.
8. Kasamo, S., et al., Real-world pharmacological treatment patterns of patients with young-onset Parkinson's disease in Japan: A medical claims database analysis. J Neurol. 2019; 266(8): 1944-1952.
9. Ba F, Obaid M, Wieler M, Camicioli R, Martin WR. Parkinson Disease: The relationship between non-motor symptoms and motor phenotype. Can J Neurol Sci. 2016 Mar; 43(2):261-267.
10. Deng X, Xiao B, Li HH, Lo YL, Chew LM, Prakash KM, Tan EK. Sexual dysfunction is associated with postural instability gait difficulty subtype of Parkinson's disease. J Neurol. 2015 Nov; 262(11):2433-2439.