KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT THỰC QUẢN CÓ ỨNG DỤNG INDOCYANINE GREEN TRONG ĐÁNH GIÁ TƯỚI MÁU ỐNG DẠ DÀY: KINH NGHIỆM 38 TRƯỜNG HỢP

Nguyễn Văn Tiệp1, , Lê Thanh Sơn1, Nguyễn Anh Tuấn2
1 Bộ môn - Trung tâm Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
2 Khoa ống Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu ứng dụng indocyanine green (ICG) đánh giá hình ảnh tưới máu ống dạ dày thay thế thực quản và kết quả trong phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt thực quản triệt căn. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 38 bệnh nhân (BN) được ứng dụng ICG trong PTNS điều trị ung thư thực quản (UTTQ) tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 6/2022 - 9/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của BN: 58,1 ± 8,1 (32 - 70); nam giới: 100%; ASA = 2 chiếm 73,7%, ASA = 3 chiếm 26,3%. Chiều dài trung bình ống dạ dày: 31,2 ± 1,7cm, chiều rộng trung bình: 5,2 ± 0,3cm. Thời gian ngấm ICG đến đầu xa ống dạ dày là: 56,2 ± 16,1 giây, tốc độ ngấm ICG toàn bộ ống dạ dày: 1,5 ± 0,7 cm/giây. Có 7 BN thiếu máu đầu xa ống dạ dày khi quan sát bằng mắt và 9 BN thiếu máu đầu xa khi quan sát bằng ICG; 100% BN được cắt bỏ phần thiếu máu. Kết quả sớm: Thời gian ăn đường tiêu hóa: 6,9 ± 1,7 ngày; tỷ lệ tử vong: 2,6%; rò miệng nối: 5,3%; biến chứng hô hấp: 13,1%; thời gian nằm viện sau mổ: 10,9 ± 2,5 ngày. Kết luận: PTNS cắt thực quản có ứng dụng ICG đánh giá tưới máu ống dạ dày là khả thi và an toàn, tỷ lệ biến chứng rò miệng nối thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Takeuchi H, H Miyata, M Gotoh, et al. A risk model for esophagectomy using data of 5354 patients included in a Japanese nationwide web-based database. Ann Surg. 2014; 260(2):
259-266.
2. Slooter MD, WJ Eshuis, MA Cuesta, et al. Fluorescent imaging using indocyanine green during esophagectomy to prevent surgical morbidity: A systematic review and meta-analysis. J Thorac Dis. 2019; 11(Suppl 5):S755-S765.
3. Karampinis I, U Ronellenfitsch, C Mertens, et al. Indocyanine green tissue angiography affects anastomotic leakage after esophagectomy. A retrospective, case-control study. Int J Surg. 2017; 48:210-214.
4. Campbell C, MK Reames, M Robinson, et al. Conduit vascular evaluation is associated with reduction in anastomotic leak after esophagectomy. J Gastrointest Surg. 2015; 19(5):806-812.
5. Ohi M, Y Toiyama, Y Mohri, et al. Prevalence of anastomotic leak and the impact of indocyanine green fluorescein imaging for evaluating blood flow in the gastric conduit following esophageal cancer surgery. Esophagus. 2017; 14(4):351-359.
6. Van Daele E, Y Van Nieuwenhove, W Ceelen, et al. Assessment of graft perfusion and oxygenation for improved outcome in esophageal cancer surgery: Protocol for a single-center prospective observational study. Medicine (Baltimore). 2018; 97(38):e12073.
7. Koyanagi K, S Ozawa, J Oguma, et al. Blood flow speed of the gastric conduit assessed by indocyanine green fluorescence: New predictive evaluation of anastomotic leakage after esophagectomy. Medicine (Baltimore). 2016; 95(30):e4386.
8. Karliczek A, NJ Harlaar, CJ Zeebregts, et al. Surgeons lack predictive accuracy for anastomotic leakage in gastrointestinal surgery. Int J Colorectal Dis. 2009; 24(5):569-576.
9. Luketich JD, A Pennathur, O Awais, et al. Outcomes after minimally invasive esophagectomy: review of over 1000 patients. Ann Surg. 2012;
256(1):95-103.
10. Degett TH, HS Andersen, and I Gögenur. Indocyanine green fluorescence angiography for intraoperative assessment of gastrointestinal anastomotic perfusion: A systematic review of clinical trials. Langenbecks Arch Surg. 2016; 401(6):767-775.