NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA VIÊN NANG MỀM HUP A TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá độc tính cấp trên chuột nhắt trắng và độc tính bán trường diễn trên thỏ của viên nang mềm Hup A. Phương pháp nghiên cứu: Đánh giá độc tính cấp sử dụng phương pháp Litchfield - Wilcoxon trên chuột nhắt trắng, đánh giá độc tính bán trường diễn theo hướng dẫn của OECD và Bộ Y tế Việt Nam trên thỏ. Viên nang mềm Hup A có chứa hoạt chất Huperzine A đạt tiêu chuẩn cơ sở được xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn theo đường uống trên động vật thực nghiệm. Kết quả: Sau khi cho chuột uống viên nang mềm Hup A (liều từ 40,00g - 160,00 g/kg) xác định được LD50 = 92,88 g/kg (79,59 - 108,39 g/kg). Nghiên cứu độc tính bán trường diễn khi cho thỏ uống chế phẩm liên tục trong 42 ngày với hai mức liều 0,12 g/kg/24 giờ và 0,36 g/kg/24 giờ không phát hiện thấy ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu về huyết học như số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng hemoglobin; chỉ tiêu về chức năng gan thận gồm hoạt độ enzym AST, ALT, hàm lượng cholesterol, albumin, bilirubin toàn phần và creatinine. Kết quả mô bệnh học của tế bào gan, thận bình thường trên các lô thỏ nghiên cứu. Kết luận: Viên nang mềm Hup A có LD50 = 92,88 g/kg (79,59 - 108,39 g/kg) trên chuột nhắt trắng, những lô liều cao chuột có biểu hiện run, tăng tiết mồ hôi, sau đó chết. Viên nang mềm Hup A không ảnh hưởng đến chức năng tạo máu, chức năng gan, thận của thỏ thí nghiệm sau 42 ngày nghiên cứu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Huperzine A, Viên nang mềm HUP A, Độc tính cấp, Độc tính bán trường diễn
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp. Quyết định số 2058/QĐ-BYT, ngày 14/05/2020.
3. U Damar, R Gersner, J T Johnstone et al. Huperzine A as a neuroprotective and antiepileptic drug: A review of preclinical research. Expert Rep Neurother. 2016; 16(6):671-80.
4. Bộ Y tế. Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Quyết định 141- QĐ- K2ĐT 27/10/2015.
5. Đỗ Trung Đàm. Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp của thuốc. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2014.
6. OECD, Test No.407: Repeated Dose 28-day Oral Toxicity Study in Rodents, OECD Guidelines for the testing of Chemicals, Section 4: Health Efects. 2008.
7. Debasis Bagchi, Manashi Bagchi, Anand Swaroop et al. Huperzine A and Shankhapushpi in Brain Health. Phytopharmaceuticals for Brain Health. 2017:101-118.
8. Giang T Ha, Ryan K Wong, Yan Zhang. Huperzine aHs a potential treatment of Alzheimer’s disease: An assessment on chemistry, pharmacology, and clinical studies. Chemistry & Biodiversity. 2011; 8(7):1189-1204.
9. SS Xu, ZX Gao, Z Weng et al. Efficacy of tablet HuperzineA on memory, cognition, and behavior in Alzheimer’s disease. Zhonggou Yao Li Xue Bao. 1995; 16(5):391-395.
10. Lei Sheng, Yi Qu, Jing Yan et al. Population pharmacokinetic modeling and stimulation of huperzine A in elderly Chinese subjects. Acta Pharmacol Sin. 2016; 37(7):994-1001.