NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ BỘT PHYTOSOME SILYBIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHUN SẤY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xây dựng quy trình phun sấy tạo bột phytosome silybin từ hỗn dịch nano phytosome. Phương pháp nghiên cứu: Phun sấy tạo bột cao khô bằng thiết bị phun sấy ly tâm LPG-5 từ hỗn dịch nano phytosome silybin. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình phun sấy gồm: Loại tá dược (maltodextrin, Aerosil), tỷ lệ tá dược/chất rắn (TD/CR), nhiệt độ phun sấy và tốc độ cấp dịch. Kết quả: Lựa chọn được thông số quy trình phun sấy thích hợp: Tá dược hỗ trợ phun sấy: MD/AE (80/20); tỷ lệ tá dược/chất rắn: 0,5/1; nhiệt độ khí đầu vào: 140ºC; tốc độ cấp dịch: 10 mL/phút. Bột phytosome silybin phun sấy (công thức M7) có độ ẩm là 3,46 ± 0,1%, khối lượng riêng 0,416 ± 0,02 g/mL, chỉ số nén 19,33 ± 0,83% hàm lượng silybin toàn phần là 13,97 ± 0,46%, hàm lượng silybin dạng phytosome là 12,82 ± 0,27%. Kết luận: Xây dựng thành công quy trình tạo bột phytosome silybin bằng phương pháp phun sấy để ứng dụng vào các dạng thuốc rắn dùng đường uống.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phytosome silybin, Phun sấy, Maltodextrin, Aerosil
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Hồng Trang. Nghiên cứu bào chế phytosome quercetin ứng dụng vào viên nang cứng. Luận án tiến sĩ dược học. Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội. 2021.
3. Đặng Trường Giang, Trần Thị Hiện, Phạm Văn Hiển, Chử Văn Mến, Nguyễn Hữu Mỹ, Trần Kim Thanh, Vũ Bình Dương. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo phức giữa silybin và phosphatidylcholin. Tạp chí Dược học. 2019; 521:60-64.
4. Đặng Trường Giang, Trần Thị Hiện, Phạm Văn Hiển, Vũ Bình Dương. Định lượng đồng thời silybin A và B trong nguyên liệu và trong phức hợp silybin-phospholipid bằng HPLC. Tạp chí Dược học. 2019; 520:28-32,36.
5. Bộ Y tế. Dược điển Việt Nam V. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2017
6. USP38. Powder flow. U.S.A. 2015; 1322-1326.
7. Xu Y, Li J, He B, et al. In vitro dissolution testing and pharmacokinetic studies of silymarin solid dispersion after oral administration to healthy pigs. Front Vet Sci. 2022; 9:815198.
8. Chaubal MV, Popescu C. Conversion of nanosuspensions into dry powders by spray drying: A case study. Pharm Res. 2008; 25(10):2302-2308.
9. Anwar E, Farhana N. Formulation and evaluation of phytosome-loaded maltodextrin-gum Arabic microsphere system for delivery of Camellia sinensis extract. Journal of young pharmacists. 2018; 10(2s):S56.
10. Yu C, Wang W, Yao H, et al. Preparation of phospholipid microcapsule by spray drying. J Drying Technology. 2007; 25(4):695-702.
11. Li K, Pan B, Ma L, et al. Effect of dextrose equivalent on maltodextrin/whey protein spray-dried powder microcapsules and dynamic release of loaded flavor during storage and powder rehydration. 2020; 9(12): 1878.
12. Chuaychan S, Benjakul S. Effect of maltodextrin on characteristics and antioxidative activity of spray-dried powder of gelatin and gelatin hydrolysate from scales of spotted golden goatfish. J Food Sci Technol. 2016; 53(9): 3583-3592.