ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HYDRAT HÓA TẠO HỖN DỊCH NANO PHYTOSOME SILYBIN

Đặng Trường Giang1, Hồ Bá Ngọc Minh1, Phạm Kỳ Anh2, Vũ Bình Dương1, Phạm Văn Hiển1,
1 Học viện Quân y
2 Đại học Đại Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo hỗn dịch nano phytosome bằng phương pháp hydrat hóa màng film phức hợp silybin - phosphatidyl cholin (Si-PC). Phương pháp nghiên cứu: Bào chế hỗn dịch nano bằng phương pháp hydrat hoá trong pha ngoại, khảo sát ảnh hưởng của loại dung môi, thể tích dung môi, điều kiện siêu âm đến kích thước tiểu phân, độ ổn định của hệ, hiệu suất mang thuốc và độ tan, độ hòa tan của dược chất. Kết quả: Với điều kiện sử dụng pha ngoại là nước tỷ lệ 8:1, sử dụng sóng siêu âm công suất 720W trong thời gian 10 phút, hỗn dịch nano phytosome silybin tạo ra có kích thước tiểu phân (KTTP) là 179,3 ± 8,3nm với chỉ số PDI < 0,5; trị tuyệt đối thế Zeta > 30mV. Dạng nano phytosome đã cải thiện độ tan của silybin trong nước (gấp 1,64 lần dạng phức hợp) và độ hòa tan của silybin trong môi trường pH 1,2 và pH 6,8 so với dạng phức hợp. Kết luận: Đã lựa chọn được các thông số của quá trình tạo hỗn dịch nano phytosome silybin bằng phương pháp hydrat hóa màng film kết hợp siêu âm đầu dò.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bijak M Silybin. A major bioactive component of milk thistle (silybum marianum L. Gaernt.)-chemistry, bioavailability, and metabolism. Molecules. 2017; 22(11).
2. Đặng Trường Giang, Trần Thị Hiện, Phạm Văn Hiển, Chử Văn Mến, Nguyễn Hữu Mỹ, Trần Kim Thanh, Vũ Bình Dương. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo phức giữa silybin và phosphatidylcholin. Tạp chí Dược học. 2019; 521:60-64.
3. Matias D, Rijo P, Reis CP. Phytosomes as biocompatible carriers of natural drugs. Curr Med Chem. 2017; 24(6):568-589.
4. Phạm Thị Minh Huệ, Nguyễn Thanh Hải. Liposome, phytosome phỏng sinh học trong bào chế. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội. 2017.
5. Đặng Trường Giang, Trần Thị Hiện, Phạm Văn Hiển, Vũ Bình Dương. Định lượng đồng thời silybin A và B trong nguyên liệu và trong phức hợp silybin-phospholipid bằng HPLC. Tạp chí Dược học. 2019; 520:28-32,36.
6. Kumar L, Verma R. Determination of saturated solubility of propranololusing UV visible spectrophotometer. J Der Pharmacia Lettre. 2016; 8(17):196-201.
7. Xu Y, Li J, He B, et al. In vitro dissolution testing and pharmacokinetic studies of silymarin solid dispersion after oral administration to healthy pigs. Front Vet Sci. 2022; 9:815198.
8. Gupta NK, Dixit VK. Development and evaluation of vesicular system for curcumin delivery. Arch Dermatol Res. 2011; 303(2):89-101.
9. Maryana W, Rachmawati H, Mudhakir D. Formation of phytosome containing silymarin using thin layer-hydration technique aimed for oral delivery. J Materials today: Proceedings. 2016; 3(3): 855-866.
10. Chi C, Zhang C, Liu Y, et al. Phytosome-nanosuspensions for silybin- phospholipid complex with increased bioavailability and hepatoprotection efficacy. Eur J Pharm Sci. 2020; 144:105212.