ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CỦA KỸ THUẬT ĐIỆN DI HUYẾT SẮC TỐ TRONG SÀNG LỌC NGƯỜI MANG GEN THALASSEMIA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ xuất hiện thể α và β-Thalassemia bằng kỹ thuật điện di huyết sắc tố mao quản và so sánh kết quả xác định thể bệnh Thalassemia giữa kỹ thuật điện di huyết sắc tố mao quản và kỹ thuật xét nghiệm lai phân tử ngược Globin Strip Assay. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên mẫu máu của 383 thai phụ đến sàng lọc bệnh Thalassemia tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 01/2012 - 02/2023. Thu thập tất cả các kết quả xét nghiệm: Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, sắt và ferritin huyết thanh, điện di huyết sắc tố, xét nghiệm lai phân tử ngược. Kết quả: Sử dụng kỹ thuật điện di xác định thể Thalassemia thu được: Thể α-Thalassemia (2,3%), thể β-Thalassemia (14,4%), thể α và β-Thalassemia (0), thể Thalassemia phối hợp với HbE (3,4%) và HbE (6,8%). Giá trị của kỹ thuật điện di trong sàng lọc Thalassemia: Độ nhạy = 36,2%, độ đặc hiệu = 71,4%, giá trị tiên đoán dương = 92,6%, giá trị tiên đoán âm = 10,1% và độ chính xác = 39,4%. Kết luận: Kỹ thuật điện di có khả năng định hướng các thể β-Thalassemia cao; tuy nhiên, có thể bỏ sót nhiều trường hợp α-Thalassemia. Kỹ thuật Globin Strip Assay có giá trị chẩn đoán cao trong trường hợp α-Thalassemia mà điện di bỏ sót.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thalassemia, Điện di huyết sắc tố mao quản, Globin Strip Assay
Tài liệu tham khảo
2. Fucharoen S, Winichagoon P. Haemoglobinopathies in southeast Asia. The Indian Journal of Medical Research. 2011; 134(4):498.
3. Nguyễn Thị Thủy, Ngô Thị Thảo, Trần Thị Thanh Tâm và CS. Phân tích đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của bệnh nhân thalassemia tại Bệnh viện 19-8. Tạp chí Y học Việt Nam. 2018; 1:144-148.
4. Đinh Hiếu Nhân, Sunzanne Monivong Cheanh Beupha. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng người bị thalassemia thể ẩn đã hiến thận sống. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2021; 6(25):341-345.
5. Hoàng Thị Ngọc Lan, Phạm Tuấn Dương Nguyễn Vân Anh và CS. Giá trị của MCV, MCH trong sàng lọc bệnh α-Thalassemia của các thai phụ tại Trung tâm Chẩn đoán trước sinh - Bệnh viện Phụ sản trung ương. Tạp chí Phụ sản. 2019; 16(3):28-34. DOI: 10.46755/vjog.2019.3.1068.
6. Đặng Thị Vân Hồng, Nguyễn Thị Thu Hà, Dương Quốc Chính và CS. Nghiên cứu đặc điểm huyết học và đột biến gen beta globin của người mang gen Beta Thalassemia tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương từ năm 2015 đến 2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; Số Đặc biệt:162-171.
7. Phạm Văn Hùng, Đoàn Hữu Thiển, Nguyễn Thị Kiều. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân Thalassemia đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 515(1).
8. Zou J, Huang S, Xi H, et al. Application of an optimized interpretation model in capillary hemoglobin electrophoresis for newborn thalassemia screening. International Journal of Laboratory Hematology. 2022; 44(1):223-228.