NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA CAO KHÔ HÀNH ĐEN

Phạm Văn Hiển1, , Nguyễn Hồng Sơn1,2, Nguyễn Trọng Điệp1, Lê Đức Hùng2, Nguyễn Thị Thuỷ3, Vũ Bình Dương1
1 Học viện Quân y
2 Viện Y học Cổ truyền Quân đội
3 Viện Kiểm nghiệm Nghiên cứu Dược và Trang thiết bị Y tế Quân đội, Cục Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn của cao khô hành đen trên mô hình động vật thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: Độc tính cấp của cao khô hành đen được đánh giá trên chuột nhắt trắng Swiss theo phương pháp Litchfield - Wilcoxon. Độc tính bán trường diễn của cao khô hành đen được đánh giá trên thỏ New Zealand White với liều lượng 375 mg/kg/ngày và 750 mg/kg/ngày trong 28 ngày và dựa vào các chỉ tiêu thường quy về xét nghiệm huyết học, sinh hoá máu và hình ảnh mô bệnh học. Kết quả: Chưa xác định được LD50 của cao khô hành đen tới mức liều cao nhất có thể cho chuột uống. Cao khô hành đen không gây độc với liều tối đa 3000 mg/kg ở chuột nhắt trắng. Cao khô hành đen cho thỏ uống ở các mức liều 375 mg/kg/ngày và 750 mg/kg/ngày trong 28 ngày không quan sát thấy sự thay đổi về tình trạng chung, không gây ra sự thay đổi về sự phát triển trọng lượng cơ thể thỏ; không quan sát thấy sự thay đổi có ý nghĩa về chỉ số hồng cầu, bạch cầu huyết sắc tố, nồng độ AST, ALT, creatinine và ure. Trên mô bệnh học, không thấy sự khác biệt giữa các lô thử và lô chứng về màu sắc, hình thái của gan, thận và lách. Kết luận: Cao khô hành đen không gây độc cấp tính với liều tối đa 3000 mg/kg trên chuột nhắt trắng và không gây độc bán trường diễn tới 28 ngày trên thỏ khi uống các mức liều 375 mg/kg/ngày và 750 mg/kg/ngày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2009; 1071.
2. Fattorusso E, et al. Chemical composition of shallot (Allium ascalonicum Hort.). Journal of Agricultural and Food Chemistry. 2002; 50(20):5686-5690.
3. Parvez S, et al. Probiotics and their fermented food products are beneficial for health. Journal of Applied Microbiology. 2006; 100(6):1171-1185.
4. Tran GB and Ngo TTM. Hepatoprotective effect of black shallot (Allium ascalonicum) against alcohol-induced hepatic damage in Swiss albino mice. The 2nd International Conference on Advanced Technology & Sustainable Development (ICATSD 2022). 2022: 5-13.
5. Nguyen Hong Son, et al. Study on preparation of black shallot dried extracts by spray drying method. Tạp chí Y Dược học Quân sự. 2022; 5:167-180.
6. World Health Organization. General Guidelines for Methodologies on Research and Evaluation of Traditional Medicine. Geneva. 2000; 28-31.
7. Trần Thị Phương Nhung. Đánh giá độc tính cấp tính và bán mãn tính của chiết xuất etanol hành đen (Allium ascalonicum L.) trên chuột Swiss albino. Journal of Science and Technology-IUH. 2021; 53(5):24-36.
8. USA Food & Drug Administration. Guidance for industry: Estimating the maximum safe starting dose in initial clinical trials for therapeutics in adult healthy volunteers. Center for Drug Evaluation and Research (CDER). 2005; 7(0.001).
9. Al-Jowari SA. Effect of garlic powder (Allium sativum) on blood constituents in male rabbits. Al-Nahrain Journal of Science. 2014; 17(3):132-137.
10. Owoyele BV, et al. Haematological evaluation of ethanolic extract of Allium ascalonicum in male Albino rats. Fitoterapia. 2004; 75(3-4):322-326.