ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VI PHẪU ĐIỀU TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH TINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN GIAI ĐOẠN 2020 - 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh vi phẫu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 58 bệnh nhân (BN) có giãn tĩnh mạch tinh được điều trị vi phẫu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn. Kết quả: Thời gian phẫu thuật trung bình là 60,6 ± 12,3 phút; Không có tai biến trong phẫu thuật; Biến chứng sau phẫu thuật chiếm 1,7%; Đau sau phẫu thuật mức độ 1 là 8,6%, mức độ 2 là 82,8%, mức độ 3 là 8,6%. Thời gian nằm viện trung bình là 2,8 ± 0,7 ngày. Kết quả tốt khi ra viện chiếm 98,3%, không có trường hợp tái phát. Đường kính tĩnh mạnh tinh trung bình sau phẫu thuật: 2,3 ± 0,4mm. Kết luận: Phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh bằng vi phẫu là phương pháp an toàn, hiệu quả với kết quả đánh giá sau mổ tốt là 98,3%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Giãn tĩnh mạch tinh, Vi phẫu thuật
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Hữu Thảo. Đánh giá kết quả vi phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Hà Nội. Luận văn Bác sĩ nội trú. Đại học Y Hà Nội. 2016.
3. Đỗ Trường Thành, Lê Huy Ngọc, Trịnh Hoàng Giang. Đánh giá kết quả điều trị giãn tĩnh mạch tinh bằng phẫu thuật nội soi sau phúc mạc. Y học Việt Nam số đặc biệt. 2013; 403:556-560.
4. Thái Xuân Thủy. Kết quả vi phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh tại Trung tâm Nam học Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp 2. Đại học Y Hà Nội. 2020.
5. Nguyễn Quang. Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch tinh bằng vi phẫu thuật. Y học Việt Nam. 2011; 363(1):36-40.
6. Mohamed EE, Gawish M, Mohamed A. Semen parameters and pregnancy rates after microsurgical varicocelectomy in primary versus secondary infertile men. Human Fertility. Dec 2017; 20(4):293-296.
7. Kandari AM. Comparison of outcomes of different varicocelectomy techniques: Open inguinal laparoscopic and subinguinal microcopic varicocelectomy. Urology. 2007; 69(3):417-420.
8. Tanrikut C. Varicocele repair for treatment of androgen deficiency. Curr Opin Urol. 2010; 20(6):500-502.