MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHẢ NĂNG Y TẾ CƠ SỞ VÀ LÂM SÀNG VỚI THỜI GIAN ĐẾN VIỆN Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO

Đỗ Đức Thuần1, , Vũ Mai Quỳnh2, Phạm Ngọc Thảo1
1 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa khả năng y tế cơ sở và lâm sàng với thời gian đến viện ở bệnh nhân (BN) nhồi máu não. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 86 BN đến viện trước 4,5 giờ và 170 BN đến viện sau 4,5 giờ khởi phát bệnh, điều trị nội trú tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 6/2022 - 3/2023. Kết quả: BN có tiền sử đột quỵ đến viện trước 4,5 giờ là 32,6%, đến viện sau 4,5 giờ là 22,9%, p = 0,031. BN có bệnh nền đến viện sau 4,5 giờ là 81,8%, đến viện trước 4,5 giờ 69,8%, p = 0,043. Chẩn đoán sai ở nhóm vào viện sau 4,5 giờ là 38,8%, nhóm vào viện trước 4,5 giờ là 22,1%, p = 0,011. Các triệu chứng liệt nửa người, liệt dây thần kinh sọ não số VII, rối loạn ngôn ngữ gặp tỷ lệ cao ở nhóm đến viện trước 4,5 giờ so với nhóm đến viện sau 4,5 giờ, với p < 0,05. Phân tích hồi quy logistic thấy chẩn đoán sai (OR, 0,297; 95%CI = 0,104 - 0,85; p = 0,024) và tiền sử đột quỵ (OR = 1,294; 95%CI = 1,296 - 3,897; p = 0,032) là hai yếu tố độc lập liên quan với thời gian đến viện. Kết luận: Tiền sử đột quỵ, có bệnh nền, các triệu chứng liệt nửa người, liệt dây VII, rối loạn ngôn ngữ có liên quan đến thời gian đến viện trước 4,5 giờ, trong đó hai yếu tố liên quan độc lập: Chẩn đoán sai về đột quỵ làm giảm tỷ lệ BN đến viện trước 4,5 giờ, tiền sử đột quỵ làm tăng tỷ lệ BN đến viện trước 4,5 giờ.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wade SS, DE Joey, and SC Johnston. Cerebrovascular diseases, in harrison’s neurology in clinical medicine, s.l. hauser, Editor. McGraw-Hill Education. 2013: 256-294.
2. Powers WJ, et al. Guidelines for the early management of patients with acute ischemic stroke: A guideline for healthcare professionals from the american heart association/American stroke association. Stroke. 2018; 49(3):e46-e99.
3. Paul CL, et al. How can we improve stroke thrombolysis rates? A review of health system factors and approaches associated with thrombolysis administration rates in acute stroke care. Implementation science. 2016; 11:51-51.
4. Kunisawa S, et al. Factors associated with the administration of tissue plasminogen activator for acute ischemic stroke. J Stroke Cerebrovasc Dis. 2014; 23(4):724-731.
5. Eriksson M, et al. Dissemination of Thrombolysis for Acute Ischemic Stroke Across a Nation. 2010; 41(6): 1115-1122.
6. Arch AE, et al. Missed Ischemic Stroke Diagnosis in the Emergency Department by Emergency Medicine and Neurology Services. Stroke. 2016; 47(3):668-673.
7. Powers WJ, et al. Guidelines for the early management of patients with acute ischemic stroke: 2019 update to the 2018 guidelines for the early management of acute ischemic stroke: A guideline for healthcare professionals from the American heart association/American stroke association. Stroke. 2019; 50(12): e344-e418.
8. Ekundayo OJ, et al. Patterns of emergency medical services use and its association with timely stroke treatment. Circulation: Cardiovascular Quality and Outcomes. 2013; 6(3):262-269.
9. World Health Organization. Cerebrovascular disorders. Geneva, Switzerland. 1978.
10. Albers GW, Caplan LR, Easton JD, Fayad PB, Mohr JP, Saver JL, Sherman DG. TIA Working Group. Transient ischemic attack: Proposal for a new definition. N Engl J Med. 2002; 347:1713-1716.