BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CAO KHÔ VỎ QUẢ MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA L.) TẠI VIỆT NAM

Võ Mộng Thắm1, , Nguyễn Trần Xuân Phương1
1 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Thành phố Hồ Chí

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xây dựng quy trình bào chế cao vỏ quả măng cụt (Garcinia mangostana L.) (vỏ quả măng cụt - VMC) chứa hàm lượng polyphenol cao, đánh giá tác dụng kháng oxy hóa, ức chế enzyme α-glucosidase và khả năng kháng khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes (P.acnes) của cao VMC. Phương pháp nghiên cứu: Vỏ quả măng cụt được làm sạch, phơi khô, xay nhỏ và chiết có hỗ trợ siêu âm với các thông số khảo sát: Dung môi, nhiệt độ, thời gian, tỷ lệ dược liệu/dung môi. Hoạt tính kháng oxy hóa được đánh giá bằng phương pháp bắt gốc tự do DPPH. Hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được đánh giá bằng phương pháp sử dụng cơ chất pNPG (phương pháp tạo màu). Hoạt tính kháng khuẩn được đánh giá bằng phương pháp vi pha loãng nước dùng với chỉ thị resazurin (chất chỉ thị màu). Kết quả: Xây dựng được quy trình bào chế cao VMC giàu polyphenol (195,05 ± 4,01mg GAE/g) bằng phương pháp siêu âm với dung môi ethanol 80%, nhiệt độ 70°C, thời gian 150 phút, tỷ lệ dược liệu/dung môi 1/15 g/mL. Cao VMC có khả năng kháng oxy hóa và ức chế α-glucosidase với IC50 lần lượt là 35 µg/mL và 269,07 µg/mL. Thử nghiệm kháng khuẩn trên dòng P. acnes của cao VMC cho kết quả độ ức chế tối thiểu (Minimum inhibitory concentration: MIC) = 7,81 µg/mL và độ diệt khuẩn tối thiểu (Minimum bactericidal concentration: MBC) = 31,2 µg/mL. Kết luận: Nghiên cứu đã xây dựng quy trình bào chế cao VMC với hàm lượng polyphenol cao, đồng thời đánh giá tác dụng kháng oxy hóa, ức chế α-glucosidase và kháng khuẩn trên dòng P. acnes.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rizaldy D, Hartati R, Nadhifa T, Fidrianny I. Chemical compounds and pharmacological activities of mangosteen (Garcinia mangostana L.) - Updated review. Biointerface Res. Appl. Chem. 2021; 12:2503-2516.
2. Zouboulis C, Jourdan E, Picardo M. Acne is an inflammatory disease and alterations of sebum composition initiate acne lesions. J. Eur. Acad. Dermatol. Venereol. 2014; 28(5):527-532.
3. Lamuela-Raventós RM. Folin-Ciocalteu method for the measurement of total phenolic content and antioxidant capacity. Measurement of antioxidant activity & capacity: Recent trends and applications. 2018:107-115.
4. Pothitirat W, Chomnawang MT, Supabphol R, Gritsanapan W. Free radical scavenging and anti-acne activities of mangosteen fruit rind extracts prepared by different extraction methods. Pharm. Biol. 2010; 48(2):182-186.
5. Liu S, Yu Z, Zhu H, Zhang W, Chen Y. In vitro α-glucosidase inhibitory activity of isolated fractions from water extract of Qingzhuan dark tea. BMC Complement. Altern. Med. 2016; 16(1):1-8.
6. Ouedrhiri W, Bouhdid S, Balouiri M, et al. Chemical composition of Citrus aurantium L. leaves and zest essential oils, their antioxidant, antibacterial single and combined effects. J. Chem. Pharm. Res. 2015; 7(1):78-84.
7. Suttirak W, Manurakchinakorn S. In vitro antioxidant properties of mangosteen peel extract. Journal of Food Science and Technology. 2014; 51:3546-3558.
8. Alkefai NHA, Amin S, Sharma M, Ahamad J, Mir SR. New olean-15-ene type gymnemic acids from Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. and their antihyperglycemic activity through α-glucosidase inhibition. Phytochemistry Letters. 2019; 32:83-89.