NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI TỪ THÁNG 6/2018 - 02/2023

Nguyễn Duy Ánh1, Nguyễn Thanh Thúy2, Lê Ngọc Anh3, Trần Thị Thu Hằng4, Đỗ Tùng Đắc2, , Ngô Thị Ngọc Dung2, Nguyễn Thị Minh Thanh1, Phạm Thị Tuyết Chinh1, Hoàng Thị Liên5, Phan Mai Hoa2, Đỗ Thị Hương2, Nguyễn Minh Huyền2, Trần Ngọc Tiến3
1 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
4 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
5 Bệnh viện Phụ sản

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thai phụ tiền sản giật (TSG) so với thai phụ bình thường tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 6/2018 - 02/2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên hai nhóm thai phụ là nhóm thai phụ TSG (202 thai phụ) và nhóm đối chứng (197 thai phụ bình thường). Các biểu hiện lâm sàng và chỉ số cận lâm sàng của các thai phụ được thu thập từ bệnh án lâm sàng vào bệnh án nghiên cứu. Kết quả: Tuổi trung bình của thai phụ, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, protein niệu, nồng độ creatinine, ure, acid uric huyết thanh, AST, ALT huyết thanh trung bình của thai phụ TSG cao hơn có ý nghĩa so với nhóm đối chứng (p < 0,001). Tuổi thai, cân nặng sơ sinh và nồng độ albumin huyết thanh của nhóm thai phụ TSG thấp hơn nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tỷ lệ phù, đau đầu, nhìn mờ của nhóm TSG cao hơn có ý nghĩa so với nhóm đối chứng. Tỷ lệ thai phụ TSG bị giảm tiểu cầu cao hơn so với nhóm đối chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết luận: Có sự khác biệt về một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng giữa nhóm thai phụ TSG và nhóm thai phụ bình thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gestational Hypertension and Preeclampsia: ACOG Practice Bulletin Summary, Number 222. Obstetrics & Gynecology. 2020; 135(6):1492. DOI:10.1097/AOG.0000000000003892.
2. Cheng SB, Sharma S. Preeclampsia and health risks later in life: An immunological link. Semin Immunopathol. 2016; 38(6):699-708. DOI:10.1007/s00281-016-0579-8.
3. Nguyễn Thanh Hà. “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xử trí TSG tại bệnh viện phụ sản trung ương”. Luận văn bác sĩ chuyên khoa II. 2016. Đại học Y Hà Nội.
4. Conde-Agudelo A, Belizán JM. Risk factors for pre-eclampsia in a large cohort of Latin American and Caribbean women. BJOG: An International Journal of Obstetrics & Gynaecology. 2000; 107(1):75-83. DOI:10.1111/j.1471-0528.2000.tb11582.x.
5. Nguyễn Thị Thanh Hương “Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số sinh hóa- huyết học ở thai phụ TSG”. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/issue/view/159.
6. Van Heerden P, Cluver CA, Bergman K, Bergman L. Blood pressure as a risk factor for eclampsia and pulmonary oedema in pre-eclampsia. Pregnancy Hypertension. 2021; 26:2-7. DOI:10.1016/j.preghy.2021.07.241.
7. Asgharnia M, Mirblouk F, Kazemi S, Pourmarzi D, Mahdipour Keivani M, Dalil Heirati SF. Maternal serum uric acid level and maternal and neonatal complications in preeclamptic women: A cross-sectional study. Int J Reprod Biomed. 2017;15(9):583-588.
8. Doğan K, Guraslan H, Senturk MB, Helvacioglu C, İdil S, Ekin M. Can Platelet Count and Platelet Indices Predict the Risk and the Prognosis of Preeclampsia? Hypertension in Pregnancy. 2015; 34(4):434-442. DOI:10.3109/10641955.2015.1060244.
9. Trần Thị Khảm. “Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh và huyết học ở sản phụ TSG ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 7/2006 đến 6/2008”. Luận văn bác sĩ chuyên khoa II. 2008. Đại học Y Hà Nội.