NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA VIÊN DẠ DÀY 105 TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

Nguyễn Tô Hiệu1, Hồ Cảnh Hậu1, Lê Thị Hồng Hạnh2, , Lê Thị Huyền Trang3
1 Bệnh viện Quân y 105
2 Học viện Quân y
3 Viện Y học Cổ truyền Quân đội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định được độc tính cấp trên chuột nhắt trắng và bán trường diễn trên chuột cống trắng của Viên Dạ dày 105. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp Litchfield - Wilcoxon để đánh giá độc tính cấp trên chuột nhắt trắng. Đánh giá độc tính bán trường diễn của chế phẩm theo quy định OECD và Bộ Y tế Việt Nam trên đối tượng là chuột cống trắng. Kết quả: Với liều cao nhất cho chuột uống là 63,33 g/kg/24h chưa xác định được LD50 của Viên Dạ dày 105 trên chuột nhắt trắng. Chuột cống trắng uống chế phẩm liên tục trong 28 ngày với 2 mức liều 0,67 g/kg/24h và 2,02 g/kg/24h không gây ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng hemoglobin, hoạt độ enzym AST, ALT, hàm lượng cholesterol, albumin và creatinin, không gây biến đổi về mô bệnh học của tế bào gan, thận trên chuột nghiên cứu. Kết luận: Viên Dạ dày 105 không gây độc tính cấp trên chuột nhắt trắng với liều cao nhất cho chuột uống là: 63,33 g/kg/24h và không ảnh hưởng đến chức năng tạo máu, chức năng gan, thận của chuột cống trắng thí nghiệm sau 28 ngày nghiên cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Trọng Thảng. Giáo trình sau Đại học Bệnh tiêu hóa gan-mật. Nhà xuất bản Đại học Huế. 2014: 105-147.
2. Bộ Y tế. Chẩn đoán và điều trị các bệnh ngoại khoa. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2013:329-364.
3. Bộ Y tế. Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. QĐ 141-QĐ-K2ĐT 27/10/2015.
4. Đỗ Trung Đàm. Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp của thuốc. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2014.
5. Viện Dược liệu. Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ thảo dược. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 2006.
6. OECD. Test No.425: Acute Oral Toxicity: UP- and-Down Procedure. OECD Guidelines for the Testing of Chemicals, Section 4: Health Effects. 2008.
7. WHO. Research Guidelines for Evaluating the Safety and Efficacy of Herbal Medicines, Geneva: World Health Organization. 2000.
8. OECD. Test No.407: Repeated Dose 28-day Oral Toxicity Study in Rodents, OECD Guidelines for the testing of Chemicals, Section 4: Health Effects. 2008.
9. OECD. Test No.408: Repeated Dose 28-day Oral Toxicity Study in Rodents, OECD Guidelines for the testing of Chemicals, Section 4: Health Effects. 2018.