NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LO ÂU, TRẦM CẢM BẰNG THANG ĐIỂM HADS Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Rối loạn lo âu (RLLA) và rối loạn trầm cảm (RLTC) gặp khá phổ biến ở bệnh nhân (BN) hội chứng ruột kích thích (HCRKT). Mục tiêu: Khảo sát tình trạng lo âu, trầm cảm bằng thang điểm HADS và một số yếu tố liên quan ở BN HCRKT. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 287 BN đến khám ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế và được chẩn đoán HCRKT, đánh giá RLLA và RLTC bằng HADS thông qua bộ câu hỏi. Loại trừ BN nguy cơ cao có bệnh lý thực thể. Kết quả: Tuổi trung bình của BN là 50,9; nữ giới chiếm 51,0%. Thể lâm sàng của HCRKT với táo bón trội (IBS-C) chiếm 25,4%, thể tiêu chảy (IBS-D): 13,6%, thể hỗn hợp (IBS-M): 25,8% và thể không xác định (IBS-U): 35,2%. Đánh giá theo thang điểm HADS, tỷ lệ BN có RLLA là 43,6%, RLTC là 30,3%. Nữ giới có nguy cơ mắc RLLA và RLTC cao hơn nam giới với OR lần lượt 1,66 và 1,96 (p < 0,05). RLLA có nguy cơ cao gặp ở BN HCRKT thể IBS-C (OR = 4,37), IBS-D (OR = 4,44) và IBS-M (OR = 5,59) so với BN IBS-U (p < 0,05). RLTC có nguy cơ cao gặp ở BN HCRKT thể IBS-C (OR = 4,26), IBS-D (OR = 7,01) và IBS-M (OR = 6,59) so với BN IBD-U (p < 0,05). Kết luận: RLLA, RLTC gặp khá phổ biến ở BN HCRKT, các rối loạn này có liên quan đến các thể lâm sàng của HCRKT và giới tính. Do đó, cần đánh giá RLLA, RLTC ở BN HCRKT trong chẩn đoán và theo dõi điều trị để đạt kết quả tối ưu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng ruột kích thích, ROME IV, Rối loạn trầm cảm, Rối loạn lo âu, HADS
Tài liệu tham khảo
2. Hu Z. Li M., Yao L., Wang Y., Wang E., et al (2021). The level and prevalence of depression and anxiety among patients with different subtypes of irritable bowel syndrome: a network meta-analysis. BMC Gastroenterology; 21(1): 1-18.
3. Palsson, O. S., Whitehead, W. E., Van Tilburg, M. A., Chang, L., Chey, W., Crowell, M. D., & Yang, Y. (2016). Development and validation of the Rome IV diagnostic questionnaire for adults. Gastroenterology; 150(6): 1481-1491.
4. Zigmond A. S., Snaith R. P. (1983). The hospital anxiety and depression scale. Acta psychiatrica scandinavica; 67(6):361-370.
5. Nguyễn Thúy Bích, Phan Trung Nam (2020). Tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan HCRKT ở sinh viên Y khoa trường Đại Học Y Dược, Đại Học Huế. Tạp chí Y Dược Học; 10(5):11-17.
6. Phạm Quang Cử (2003). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, yếu tố thuận lợi của HCRKT. Y học Thực hành; 12:41-43.
7. Đoàn Phan Ngọc Thảo, Nguyễn Ngọc Phúc, Võ Duy Thông, Bùi Thị Hương Quỳnh (2019). Khảo sát chất lượng sống và các yếu tố liên quan đến chất lượng sống của BN mắc HCRKT. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh; 23(2):227.
8. Zamani M., Alizadeh-Tabari S., Zamani V. (2019). Systematic review with meta-analysis: The prevalence of anxiety and depression in patients with irritable bowel syndrome. Alimentary Pharmacology & Therapeutics; 50(2):132-143.
9. Lee C., Doo E., Choi J. M., Jang S. H., et al (2017). The increased level of depression and anxiety in irritable bowel syndrome patients compared with healthy controls: systematic review and meta-analysis. Journal of Neurogastroenterology and Motility; 23(3):349.
10. Cho H. S., Park J. M., Lim C. H., Cho Y. K., et al (2011). Anxiety, depression and quality of life in patients with irritable bowel syndrome. Gut and liver; 5(1):29-36.