KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đối với bệnh nhân (BN) được chẩn đoán bằng các triệu chứng lâm sàng và điện thần kinh, được điều trị bảo tồn ít nhất 3 tháng tại Bệnh viện Quân y 103, chúng tôi thực hiện phẫu thuật giải phóng thần kinh giữa bằng cắt dây chằng vòng bằng đường rạch nhỏ ở mặt gan của cổ tay. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật giải phóng ống cổ tay. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng không nhóm chứng, kết hợp mô tả cắt ngang và theo dõi dọc trên 32 BN (2 BN nam, 30 BN nữ) với 37 ống cổ tay được giải phóng. Đánh giá theo thang điểm Boston (BCTQ) và mức độ hài lòng của người bệnh. Kết quả: Tuổi trung bình là 54,15. 30/37 bàn tay (81,08%) hết tê hoàn toàn; còn tê dai dẳng gặp 6/37 bàn tay (16,22%) nhưng mức độ giảm nhiều so với trước khi phẫu thuật. Tê tái phát gặp 1/37 bàn tay (2,7%). Thang điểm BCTQ trung bình là 1,15 (1 - 2,5 điểm). Tất cả BN (100%) đều hài lòng với kết quả phẫu thuật. Kết luận: Phẫu thuật cắt dây chằng vòng cổ tay giải phóng chèn ép thần kinh giữa điều trị hội chứng ống cổ tay mang lại hiệu quả rõ ràng, an toàn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng ống cổ tay, Thần kinh giữa
Tài liệu tham khảo
2. Siegel D.B., Kuzma G., Eakins D. (1995). Anatomic investigation of the role of the lumbrical muscles in carpal tunnel syndrome. Journal of Hand Surgery; 20(5): 860-863.
3. Phalen G.S. (1951). Spontaneous compression of the median nerve at the wrist. J Am Med Assoc; Apr 14, 145(15): 1128-1133.
4. Levine D.W., Simmons B.P., Koris M.J., et al. (1993). A self-administered questionnaire for the assessment of severity of symptoms and functional status in carpal tunnel syndrome. J.B.J.S; 75(11): 1585-1592.
5. Tang C.Q.Y., Lai S.W.H., Tay S.C. (2017). Long-term outcome of carpal tunnel release surgery in patients with severe carpal tunnel syndrome. The Bone and Joint Journal; 99-B(10): 1348-1353.
6. Louie D., Earp B., Blazar P. (2012). Long-term outcomes of carpal tunnel release: A critical review of the literature. Hand (New York, NY); 7(3): 242-246.
7. Çeliker R., Arslan S., Inan F. (2002). Corticosteroid injection vs. nonsteroidal anti-inflammatory drug and splinting in carpal tunnel syndrome. Am J Phys Med Rehabil; 81:182-186.
8. Atroshi I., Hofer M., Larsson G.U., et al. (2009). Open compared with 2-portal endoscopic carpal tunnel release: A 5-year follow-up of a randomized controlled trial. J Hand Surg Am; 34: 266-272.
9. Ehsan A., Seyed R.B., Homa H., et al. (2020). Carpal tunnel surgery: Predictors of clinical outcomes and patients’ satisfaction. BMC Musculoskeletal Disorders; 21: 51.
10. Eon K.S. (2019). Endoscopic versus open carpal tunnel release. Current Reviews in Musculoskeletal Medicine; 12: 509-514.