ĐẶC ĐIỂM TRẦM CẢM THEO THANG ĐIỂM PHQ-9 Ở NGƯỜI BỆNH LOÃNG XƯƠNG CAO TUỔI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm trầm cảm trên bệnh nhân (BN) loãng xương cao tuổi và mối liên quan giữa đặc điểm trầm cảm với tiền sử gãy xương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ 9/2021 - 9/2022 trên 285 BN loãng xương ≥ 60 tuổi, được khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Tình trạng trầm cảm được đánh giá bởi thang điểm Patient Health Questionaire (PHQ-9). Mật độ xương được đo bằng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA). Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm theo thang điểm PHQ-9 của người bệnh loãng xương cao tuổi là 53,7%. Đa số BN bị trầm cảm ở mức độ nhẹ (30,8%) và mức độ vừa (12,3%). Trầm cảm mức độ nặng và trầm trọng đều chiếm 5,3%. Trong các triệu chứng về trầm cảm theo thang điểm PHQ-9, tỷ lệ triệu chứng hay gặp nhất là: “Cảm thấy mệt mỏi hay thiếu sức sống” (65,6%) và “Khó khăn khi bắt đầu hay duy trì giấc ngủ, hay ngủ quá nhiều” (60,0%). Không tìm thấy mối liên quan giữa tiền sử gãy xương và nguy cơ trầm cảm. Kết luận: Tỷ lệ người bệnh loãng xương cao tuổi có triệu chứng trầm cảm là khá cao. Cần sàng lọc thường quy trầm cảm ở BN loãng xương cao tuổi ở các cơ sở y tế đa khoa và cộng đồng nhằm phát hiện và điều trị sớm cho BN.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trầm cảm, Loãng xương, Thang đo PHQ-9, Người cao tuổi
Tài liệu tham khảo
2. Malgo F, Appelman-Dijkstra N, Termaat M, van der Heide H, Schipper I, Rabelink T, et al. High prevalence of secondary factors for bone fragility in patients with a recent fracture independently of BMD. Arch. Osteoporos. 2016; 11(1):12. doi: 10.1007/s11657-016-0258-3.
3. Tolea M, Black S, Carter-Pokras O, Kling M. Depressive symptoms as a risk factor for osteoporosis and fractures in older Mexican American women. Osteoporos Int. 2007; 18(3):315-322. doi: 10.1007/s00198-006-0242-7.
4. Saei Gharenaz M, Ozgoli G, Aghdashi MA, Salmany F. Relationship between depression and osteoporosis in women. Urmia Med. J. 2015; 26(1):10-16.
5. Zhang H, Wang S, Wang L, Yi X, Jia X, Jia C. Comparison of the geriatric depression scale-15 and the patient health questionnaire-9 for screening depression in older adults. Geriatr Gerontol Int. 2020.
6. Weng SF, Hsu HR, Weng YL, Tien KJ, Kao HY. Health-related quality of life and medical resource use in patients with osteoporosis and depression: A cross-sectional analysis from the national health and nutrition examination survey. Int J Environ Res Public Health. 2020; 17(3):1124. doi:10.3390/ijerph17031124.
7. Vũ Công Nguyên, Trần Thị Mai, Đặng Thùy Linh, Chei Choy-Lye, Saito Yasuhiko. Người Cao tuổi và Sức Khỏe Tại Việt Nam. Jakarta: ERIA và Hà Nội: PHAD; 2020.
8. Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương, Khương Anh Tuấn, Nguyễn Thị Thắng. Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho NCT ở Việt Nam. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế. 2009.
9. Bahouq H, Soulaymani A. Depression, quality of life, and self-esteem of moroccan postmenopausal women with osteoporosis before the occurrence of fractures. J Menopausal Med. 2020; 26(2):121-129. doi:10.6118/ jmm.19008.